Loại rau chứa đầy vi khuẩn được đánh giá bẩn dù không cần "tưới" thuốc trừ sâu
Ngay cả khi không dùng thuốc trừ sâu, loại rau này vẫn được liệt kê vào hàng nên tránh khi đi chợ.
- 01-01-20253 loại rau được cho là chứa nhiều thuốc trừ sâu, ăn nhiều gây ung thư, nếu được thì nên tự trồng tại nhà
- 01-01-2025Ăn nhiều loại ‘‘rau Hoàng đế’’ này vào mùa đông giúp tiêu đờm, lợi tiểu và ngủ ngon: Giá rẻ nhưng nhiều lợi ích
- 31-12-2024Loại "rau" rẻ tiền này có hàm lượng protein cao hơn thịt bò, dùng nấu món ăn vừa ngon lại giúp ngăn ngừa bệnh tim, bồi bổ lá lách
Một chuyên gia vệ sinh an toàn thực phẩm đã cảnh báo mọi người tránh xa một loại rau là thực phẩm phổ biến trong nhiều món ăn hàng ngày, do nguy cơ ngộ độc thực phẩm đáng báo động.
Đó chính là giá đỗ!
Giá đỗ sống - loại rau người Việt thích dùng để xào thịt, nấu canh, ăn rau sống... có thể chứa đầy vitamin C và magiê, nhưng chúng cũng là ổ chứa nhiều vi khuẩn nguy hiểm. Nhà khoa học thực phẩm tại Hoa Kỳ có tên tài khoản TikTok là @hydroxide trên mạng xã hội đã thu hút hàng triệu người dùng đến với các video về an toàn thực phẩm của cô.
Trong một đoạn clip gần đây được đăng trên kênh TikTok của mình, chuyên gia này đã mô tả giá đỗ sống là "thực phẩm có nguy cơ cực cao" và cho biết đây là loại thực phẩm mà cô sẽ luôn tránh xa.
Giá đỗ là hạt đã nảy mầm và trở thành cây nhỏ, non. Các loại hạt, hạt giống, đậu và rau lá xanh đều có thể ăn được dưới dạng giá đỗ. Tuy nhiên, môi trường chúng được trồng cũng là môi trường hoàn hảo để vi khuẩn phát triển mạnh.
Nhà khoa học thực phẩm cho biết: "Vi khuẩn giống như những người bạn thân của bạn trong kỳ nghỉ xuân, chúng muốn đến một nơi nào đó nóng, ẩm ướt và chúng khát nước. Vì vậy, về cơ bản, giá đỗ được trồng trong môi trường ẩm ướt, ấm áp nhất mà bạn có thể tưởng tượng và đoán xem vi khuẩn nào thích điều đó".
Trừ khi bạn chần qua nước sôi hoặc nấu chín hẳn, còn lại chúng luôn có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Những báo cáo kinh hoàng về giá đỗ sống
Một nghiên cứu đã báo cáo rằng số lượng vi sinh vật trên hạt nảy mầm có thể lên tới 1 tỷ trong vòng 3 ngày kể từ khi nảy mầm, theo báo cáo của Đại học Clemson ở Bắc Carolina, Hoa Kỳ.
Hơn nữa, các cơ quan an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ đã báo cáo hơn 2.000 trường hợp mắc bệnh liên quan đến giá đỗ từ năm 1996 đến năm 2010, bao gồm 123 ca nhập viện và một ca tử vong.
Chuyên gia cũng cảnh báo 106.000 người theo dõi cô trên mạng xã hội rằng những loại rau nhỏ bé này có thể phát tán vi khuẩn khắp bếp nhà bạn.
"Bạn cũng phải nghĩ đến việc khi xử lý thực phẩm có nguy cơ cao mang theo nhiều độ ẩm như vậy. Nó có thể bám vào tất cả các vật dụng nhà bếp, mặt bàn bếp, bồn rửa và nhiều thứ khác nữa", chuyên gia nói.
Giá đỗ sống có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn có hại như E. coli, Listeria và Salmonella, có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Dấu hiệu chứng tỏ bạn bị ngộ độc sau ăn giá đỗ
Theo NHS, tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn, đau bụng và sốt cao đều là các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Nó cũng có thể khiến bạn cảm thấy không khỏe, mệt mỏi và đau nhức, ớn lạnh.
Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường bắt đầu trong vòng mấy ngày hoặc vài giờ sau khi ăn thực phẩm gây nhiễm trùng, nhưng trong một số trường hợp, phải mất một tuần các triệu chứng mới xuất hiện.
Theo số liệu gần đây, số người ở Anh bị ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng đang gia tăng. Từ năm 2013 đến năm 2023, số ca nhập viện vì vi khuẩn Salmonella - loại vi khuẩn có khả năng gây tử vong thường có trong thịt chưa nấu chín - đã tăng 79% ở Anh.
Trong khi đó, vi khuẩn E. coli và Campylobacter đạt mức cao kỷ lục vào năm 2023, với số ca nhập viện vì vi khuẩn sau đạt 9/100.000 người năm 2023, tăng từ 3/100.000 người năm 2000.
Có vẻ như Hoa Kỳ đang chứng kiến một mô hình tương tự. Theo một báo cáo chính thức được công bố vào tháng 7, số người Mỹ tử vong do ngộ độc thực phẩm đã tăng 50% trong 4 năm.
Hoa Kỳ cũng chứng kiến sự gia tăng 20% số người nhập viện sau khi ăn thực phẩm không đảm bảo và sự gia tăng tương tự về số ca tử vong có khả năng xảy ra.
Còn tại Việt Nam, cũng không hề kém cạnh. Vụ ngâm giá đỗ bằng chất cấm gần đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho việc lựa chọn thực phẩm an toàn, tránh hậu quả đáng tiếc.
Làm sao phân biệt được giá đỗ sạch - bẩn?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), cách tốt nhất là tự làm giá đỗ tại nhà, khi ăn thì nên làm chín.... Nếu đi mua ngoài chợ thì cần chú ý nhận biết các dấu hiệu:
- Thân giá đỗ: Giá đỗ ngâm hóa chất thường mập, to tròn, bóng bẩy, thân đều đặn, đẹp mắt nhưng rất giòn và dễ gãy. Trong khi đó, giá đỗ sạch thường gầy hơn, không bóng, thân cứng và khó đứt gãy.
- Rễ giá đỗ: Giá đỗ sạch được ủ truyền thống từ 3-5 ngày, cọng nhỏ, dài khoảng 3-7 cm, có nhiều rễ do hút nước, trong khi giá đỗ ngậm thuốc kích thích chỉ cần 1-2 ngày rễ ngắn hoặc ít rễ hơn.
- Màu sắc: Giá đỗ sạch có màu vàng nhạt tự nhiên, trong khi giá đỗ ngâm hóa chất thường có màu trắng sứ, trông bóng bẩy hơn.
- Khi ăn: Giá đỗ sạch có vị ngọt thanh, giòn, đặc và nhiều nước, còn giá đỗ ngâm hóa chất thường xốp, khô, ăn không thơm, ít ngọt.
(Ảnh minh họa: Internet)
Phụ nữ số