Loại rau trong món phở của người Việt có tác dụng ngừa ung thư, bồi bổ xương khớp
Trong Đông y, loại rau này được dùng để điều trị những bệnh như cảm, nghẹt mũi, trúng gió… đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa se lạnh.
- 23-03-20238 loại rau cần tuyệt đối tránh nếu đang có bệnh trong người, cố ăn rất "có hại" cho sức khỏe
- 13-03-2023Loại rau ‘quốc dân’ nhiều người thích, không chỉ giúp giảm đường huyết mà còn hỗ trợ phòng ngừa ung thư
- 12-03-20236 loại rau củ mà gan ‘mê’ nhất, ăn hàng ngày giúp bảo dưỡng gan, đẩy lùi nguy cơ gan nhiễm mỡ
- 11-03-2023Loại rau bổ phổi tự nhiên, càng ăn nhiều càng thải độc phổi hiệu quả: Người hút thuốc rất cần biết
- 05-03-20232 loại rau rút ngắn tuổi thọ cực nhanh nhưng mâm cơm người Việt thường có
"Trăm thứ canh không hành không ngon"
Nếu như nhắc đến một thứ rau làm nên "quốc hồn, quốc túy" của các món ăn trong ẩm thực Việt, thì có lẽ hành lá luôn được nhắc đến đầu tiên. Hành có mặt trong món canh, món mặn, hay thậm chí có cả trong các món cháo, món phở. Bởi thế mà dân gian Việt có câu "Trăm thứ canh không hành không ngon".
Thậm chí từ xa xưa, dân gian đã biết dùng hành lá để giải cảm, giải sốt. Ngày nay, nghiên cứu khoa học cho biết 100g hành lá cung cấp 32 calo, 7,3g carbohydrate, 1,8g protein, 0,2g chất béo, 2,5g chất xơ, 207 microgram vitamin K, 20 miligam magiê, 64 microgram folate, 18,8 miligam vitamin C…
Hành lá tuy bé nhỏ nhưng chính là "thuốc bổ của xương khớp". Lượng vitamin C, vitam K dồi dào trong hành rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì xương chắc khoẻ. Đặc biệt là với chị em phụ nữ bị nguy cơ loãng xương thì việc sử dụng hành lá thường xuyên có thể giảm thiểu hay ngăn ngừa có hiệu quả căn bệnh này.
Khi ăn hành lá thường xuyên, bạn cũng làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư cho chính mình. Quercitin là một flavonoid trong hành lá có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong ruột kết, do đó làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, chất Kaempferol, một loại flavonoid khác trong hành lá cũng có tác dụng tích cực cho phụ nữ, làm giảm rủi ro liên quan tới ung thư buồng trứng ít nhất là 40%.
Trong Đông y, hành lá được dùng để điều trị những bệnh như cảm, nghẹt mũi, trúng gió… vẫn thường gặp khi thời tiết chuyển mùa se lạnh. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), hành có vị cay, tính nóng, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hóa, sát trùng…
Hành lá - loại rau bé nhỏ hóa ra lại là thuốc quý của Đông Y
Các gia đình có thể sử dụng hành lá để chế biến thành các món ăn, bài thuốc trị một số bệnh vặt đơn giản.
1. Trị cảm mạo, nhức đầu, nghẹt mũi
Cách làm: Chuẩn bị 30g hành trắng, 10g gừng tươi, 20g tía tô. Đem những nguyên liệu trên đi sơ chế sạch rồi sắc uống.
2. Trị đau bụng cấp
Cách làm: Lấy 5 củ hành lá, bóc sạch, giã nát, lấy ống bơm vô họng rồi bơm dầu mè vào, nếu nuốt được một chút sẽ tỉnh.
3. Trị bí tiểu tiện
Cách làm: Đem 4 khóm hành đi giã nát, sao nóng, chườm ở bụng dưới hễ nguội thay gói khác là thông ngay, ngoài ra bạn cũng nên kết hợp điều trị bằng việc uống nước râu ngô.
4. Chữa phong hàn
Cách làm: Hành lá 10g, lá tía tô 10g đem đi thái nhỏ, lòng đỏ trứng 2 quả. Nấu cháo trắng rồi cho hành hoa và tía tô, trứng vào đánh đều lên, ăn khi cháo còn nóng. Bài thuốc này có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi.
5. Chữa kiết lỵ
Cách làm: Đem hành tươi đi giã nát, nấu cháo cùng gạo nếp. Ăn khi còn nóng.
6. Chữa bụng trướng ứ nước
Cách làm: Giã nát hành tươi, cho vào nước đun sôi, lấy nước hành hòa rượu uống, đồng thời dùng hành giã nát, sao nóng, chườm lên rốn (nguội lại thay).
7. Chữa sưng vú
Cách làm: Hành củ 20-30g, giã nát, hấp nóng chườm và đắp nơi bệnh.
8. Chữa đau thần kinh sườn
Cách làm: Củ hành tươi 100g, gừng sống 2 củ, củ cải trắng 2 miếng. Tất cả giã nát, sao nóng bọc vào túi vải hơ nóng đắp vào chỗ đau.
9. Chữa mụn nhọt
Cách làm: Hành củ nướng chín giã nát đắp vào mụn nhọt khi còn nóng.
Hành lá không kết hợp cùng những thực phẩm dưới đây
1. Tôm
Hành lá và tôm là 2 thực phẩm kỵ với nhau. Lý do bởi tôm giàu canxi, kết hợp với hành là thực phẩm chứa axit oxalic sẽ bị phản ứng tạo thành chất canxi oxalat gây hại cho hệ tiêu hoá.
2. Đậu phụ
Cũng như tôm, đậu phụ cũng giàu canxi, kết hợp với hành có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể, hại đường tiêu hóa và dễ tạo sỏi.
3. Mật ong
Các axit hữu cơ và enzym trong mật ong gặp thiamine trong hành lá sẽ gây ra các phản ứng sinh hóa có hại hoặc sản sinh ra các chất độc hại kích thích đường tiêu hóa, gây bệnh tiêu chảy.
4. Tỏi
Hành lá và tỏi đều có tính nóng, sự kết hợp này sẽ khiến cơ thể nóng trong, không tốt cho dạ dày và thận. Nguy hiểm hơn, nếu đang đói mà ăn tỏi cùng hành lá sẽ khiến dạ dày bị viêm cấp tính.
Phụ nữ Việt Nam