Loại thực phẩm được ví như "vàng trắng" ở Nam Phi, được bảo vệ chặt chẽ, là nguồn gốc thịnh vượng lẫn tội phạm
Khi tiếp cận một ngôi làng ở Nam Phi, phóng viên tờ SCMP đã vấp phải một hàng rào an ninh tiên tiến và bị camera quan sát ghi lại.
- 30-12-2022Trung Quốc thử nghiệm thành công kính viễn vọng 'mắt tôm hùm' đầu tiên trên thế giới
- 02-12-2022Mỹ thết đãi vợ chồng Tổng thống Pháp 200 con tôm hùm Maine nổi tiếng thế giới
- 22-10-2022Tôm hùm từng bị người nghèo 'chê', tù nhân đấu tranh để không phải ăn
- 21-10-2022Vùng đất kỳ lạ, nơi tôm hùm lại trở thành món ăn "hạng bét", rẻ hơn cả rau ngoài chợ
- 25-11-2021Tôm hùm, cua và bạch tuộc có thể cảm nhận nỗi đau, việc ăn chúng có thể sẽ cần sự "tôn trọng"
Một lúc sau, cảnh sát nhanh chóng có mặt tại hiện trường và một cuộc thẩm vấn ngắn diễn ra. Sau khi được giải thích rằng việc đi vào ngôi làng chỉ để chụp ảnh ngọn hải đăng, cảnh sát cho biết họ phải cẩn trọng khi bảo vệ trang trại bào ngư quý giá.
Nguồn gốc của thịnh vượng và tội phạm
Lời giải thích của cảnh sát có vẻ đáng ngạc nhiên đối với người từ xa đến. Nhưng với các thị trấn ven biển trên khắp Nam Phi, bào ngư đã trở thành nguồn gốc của cả sự thịnh vượng - tạo việc làm cho hàng nghìn người và cả và hỗn loạn - là mảnh đất màu mỡ của các tập đoàn tội phạm có tổ chức quốc tế.
Nam Phi xuất khẩu hơn 5000 tấn bào ngư hàng năm, chủ yếu sang Hồng Kông và các thị trường châu Á khác, nơi nó được gọi là "vàng trắng". Trong số đó, gần một nửa là do đánh bắt trộm, theo ước tính của các tổ chức buôn bán động vật hoang dã và các cơ quan chính phủ.
Bào ngư được gọi là "vàng trắng" của Nam Phi. Ảnh: SCMP.
Tác động là rõ ràng. Haliotis midae - tên khoa học của nó - hay perlemoen, theo cách gọi của người dân địa phương ở Nam Phi, được liệt kê là có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.
Quần thể bào ngư hoang dã đang “cạn kiệt”.
Albi Modise, người đứng đầu bộ phận truyền thông của Bộ Môi trường Nam Phi cho biết: “Các dự đoán cho thấy rằng nếu không giảm đáng kể sản lượng khai thác, dù hợp pháp hay bất hợp pháp, nguồn tài nguyên bào ngư sẽ cạn kiệt trong vòng 10 năm”.
Mặc dù có đường bờ biển dài 2.850 km, Nam Phi không có lực lượng bảo vệ bờ biển. Hải quân không có nhiệm vụ bảo vệ vùng biển trong phạm vi 100 mét tính từ bờ biển mà chỉ có nhiệm vụ chống cướp biển và các mối đe dọa từ nước ngoài.
Điều này có nghĩa là nhiệm vụ chống săn trộm ở các thị trấn ven biển thuộc về cảnh sát quốc gia. Tính đến năm ngoái, lực lượng này có 136 thợ lặn đang hoạt động và 82 người điều khiển tàu, nhưng những người này cũng chịu trách nhiệm tìm kiếm các nạn nhân bị đuối nước và ngăn ngừa các tội phạm khác.
Ước tính tiến hành khoảng 350 đến 400 vụ bắt giữ mỗi năm. Chỉ riêng trong năm 2019, cảnh sát đã báo cáo các vụ bắt giữ có giá trị vượt quá 1,6 triệu USD, nhưng đó vẫn là một phần nhỏ.
Cùng năm đó, cảnh sát cho biết, hai công dân Trung Quốc bị kết án vì nhận, bán và vận chuyển bất hợp pháp bào ngư và bị trục xuất khỏi Nam Phi.
Bên cạnh đó, người dân cũng ngại tố giác tội phạm bởi sẽ bị trả thù.
“Nếu bạn tố cáo, bạn sẽ mất mạng", một quản lý nhà hàng 40 tuổi, người tuyên bố đã nhiều lần nhìn thấy những kẻ săn trộm bào ngư nhưng chưa bao giờ báo cáo với cảnh sát, nói.
Nếu những kẻ săn trộm bị bắt, anh ấy sẽ phải làm chứng trước tòa, có nguy cơ bị một mạng lưới tội phạm lớn trả thù, anh giải thích.
Các cách bảo vệ "vàng trắng"
Việc buôn bán bất hợp pháp cũng đặt ra những lo ngại về an ninh cho các trang trại nuôi bào ngư.
Trang trại bào ngư HIK là một trong những nhà sản xuất lớn ở Nam Phi. Có trụ sở tại Hermanus, công ty sản xuất 400 tấn mỗi năm. Quản lý trang trại Matthew Naylor nói rằng các xe tải chở hàng của họ đã phải đối mặt với các vụ cướp và nổ súng.
Công ty đã phải chi tiêu nhiều hơn cho an ninh, với sự tuần tra 24/24 ở khu vực trang trại, trang bị camera và nhật ký chi tiết về tất cả các lần đến và đi.
Công ty cũng tránh vận chuyển vào ban đêm và thường thay đổi các tuyến đường để tránh bị nhắm mục tiêu hơn. Cũng có những trường hợp họ cố tình cắt đứt liên lạc với nhân viên để ngăn chặn thông tin về các lô hàng rơi vào tay kẻ xấu.
Bào ngư được phơi khô ở một trang trại tại Nam Phi. Ảnh: SCMP.
Thị trường "đen" cũng đặt ra một mối đe dọa nổi tiếng đối với thương mại toàn cầu, trong đó có an toàn thực phẩm.
Thông thường, ở các trang trại, bào ngư được làm sạch một cách tỉ mỉ, sau đó sấy khô, đóng hộp hoặc vận chuyển sống.
Bào ngư săn trộm không nhận được sự chăm sóc tương tự: không có nhà máy chế biến hợp vệ sinh và chuỗi phân phối lạnh, mà thay vào đó là những chiếc bao tải giấu trong bụi rậm, xe bán tải lộ thiên...
Nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng là rõ ràng. Đối với những người nuôi trồng thủy sản, chỉ một một đợt bùng phát dịch bệnh liên quan đến bào ngư Nam Phi sẽ là một thảm họa cho danh tiếng.
Nhịp sống Thị trường