Loài vật không chân quý hiếm bậc nhất thế giới, riêng Việt Nam phát hiện đến 4 loại: Được pháp luật ưu tiên bảo vệ
Tên gọi và vẻ ngoài của loài vật quý hiếm này có thể khiến nhiều người bất ngờ và khiếp sợ.
- 07-11-2024Loài vật quý hiếm bậc nhất, thuộc họ chim mà không biết bay, sắp tuyệt chủng thì kỳ tích xuất hiện
- 07-11-2024Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, tuyệt chủng 30 năm bất ngờ "tái xuất" ở Việt Nam
- 06-11-2024Loài vật quý hiếm chỉ có ở Việt Nam: Nguy cơ tuyệt chủng bậc nhất hành tinh, hiện còn khoảng 90 cá thể
- 06-11-2024Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, cả thế giới chỉ còn 2 cá thể: Nặng tới 1.600 kg, mọi nỗ lực bảo tồn đều rất mong manh
Ếch giun - loài lưỡng cư quý hiếm
Ếch giun (tên khoa học là Ichthyophis glutinosus) là một loài lưỡng cư thuộc họ Ếch. Tuy nhiên, loại vật này lại có ngoại hình khác thường, giống rắn hơn là ếch. Chúng cũng là loài lưỡng cư duy nhất không có chân được tìm thấy tại Việt Nam.
Về vẻ ngoài, ếch giun sở hữu cơ thể dài, nhỏ, da trơn bóng, trên thân có sọc nâu vàng và nhiều nếp ngang giống như giun. Phần đầu và đuôi của ếch giun trông khá giống nhau. Chúng có 2 mắt tròn và nhỏ, rất khó nhận biết. Vì không có chân nên loài vật này di chuyển bằng cách uốn éo cơ thể, bắt giữ con mồi bằng cách cuộn tròn như rắn.
Loài ếch giun dễ thích nghi với môi trường ẩm ướt. Chúng có thể chui xuống nơi đất xốp sâu khoảng từ 20 - 30 cm gần ao, hồ hay chui rúc dưới các tảng đá lớn nằm cạnh suối, bùn lầy. Ếch giun duy trì sự sống bằng các ăn giun đất, ấu trùng của các loài côn trùng và cả những loại động vật không xương sống. Chính vì vậy, loài lưỡng cư này đóng một vai trò duy trì cân bằng sinh thái trong môi trường sống tự nhiên.
Địa điểm sinh sản lý tưởng của ếch giun là những nơi có độ ẩm cao. Ếch giun cái thường đào hang sâu xuống đất khoảng 20-30cm, sau đó cuộn mình thành các vòng tròn tạo thành hang ổ rồi đẻ trứng. Mỗi lứa, ếch giun cái thường đẻ khoảng 20 - 30 quả trứng. Sau khi sinh, ếch giun mẹ sẽ chăm sóc con trong vòng 1 tuần, khi con cứng cáp sẽ có thể tự lập trong môi trường tự nhiên. Thời gian đẻ trứng của loài ếch giun thường rơi vào khoảng tháng 4 - 6 hàng năm.
Được pháp luật bảo vệ
Trên thế giới có khoảng 50 loài ếch giun, phân bố ở vùng nhiệt đới ẩm thấp như: Sri Lanka, Vân Nam (Trung Quốc), Việt Nam,... Khu vực Đông Nam Á đã ghi nhận sự hiện diện của 11 loài ếch giun, riêng tại Việt Nam có đến 4 loài ( Ếch giun Cát Lộc, ếch giun Cha Lo, ếch giun Nguyễn, ếch giun Koh Tao), trong đó có 3 loài là đặc hữu. Loài vật quý hiếm này cũng được đưa vào Sách đỏ Việt Nam (2007) và Sách đỏ thế giới UICN (2012).
Việc phát hiện ếch giun tại Việt Nam mang nhiều ý nghĩa khoa học như cung cấp nguồn dữ liệu, đối tượng nghiên cứu lý thuyết cơ bản về các loài lưỡng cư, đồng thời góp phần vào công cuộc nghiên cứu ứng dụng cho các lĩnh vực sinh học tại Việt nam.
Trước tình trạng mất cân bằng môi trường sống do những tác động từ thiên nhiên và của con người, ếch giun đã được đưa vào sách đỏ tại Việt Nam, được xếp trong danh sách các loài vật cần được bảo tồn và cấm săn bắt.
Các cơ quan chức năng cũng đưa ra khuyến cáo trong việc bảo vệ loài ếch giun như: Hạn chế khai thác rừng bất hợp lý làm thu hẹp diện tích rừng và tăng nguy cơ xói mòn; Hạn chế dùng thuốc trừ sâu và phân bón làm ảnh hưởng đến môi trường sống trong đất của ếch giun; Nếu phát hiện loài vật này thì nên thả chúng vào tự nhiên hoặc liên hệ tới các cơ quan chuyên trách để được hướng dẫn.
(Tổng hợp)
Đời Sống Pháp Luật