Loạt ảnh hiếm thời nhà Thanh hơn 100 năm: Người dân nhổ răng giữa đường, đệ nhất kỹ nữ gây bất ngờ!
Những bức ảnh này khiến nhiều người bất ngờ về thời nhà Thanh cách đây hơn 100 năm, đặc biệt là nhan sắc của đệ nhất kỹ nữ.
- 24-10-2023Ảnh màu hiếm cuối thời nhà Thanh: Cận cảnh đám cưới nhà quý tộc, hé lộ nhan sắc tam muội của vua Phổ Nghi
- 15-09-2023Từ bỏ giấc mơ mua nhà, thanh niên quốc gia này chọn cuộc sống thảnh thơi bất chấp cứ 5 người lại có 1 người không tìm được việc làm
- 11-05-2023Phổ Nghi vừa thoái vị, Ái Tân Giác La vẫn còn tồn tại, vì sao quý tộc nhà Thanh lập tức thay tên đổi họ?
Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử của Trung Quốc. Triều đại này cũng trở thành nguồn tư liệu trong nhiều bộ phim nổi tiếng ở Trung Quốc. Triều đại nhà thanh do gia tộc Ái Tân Giác La thống trị. Giai đoạn cực thịnh của nhà Thanh trải qua ba đời hoàng đế Khang Hi, Ung Chính và Càn Long. Sử gọi là “ Khang – Càn thịnh thế ”. Tuy nhiên, triều đại này dần suy yếu trong thế kỷ 19 và bị sụp đổ vào năm 1912 sau cuộc Cách mạng Tân Hợi với sự kiện Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng buộc phải thoái vị.
Trong thời kỳ cuối của triều đại nhà Thanh, do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, nên có một số công nghệ bắt đầu du nhập vào Trung Quốc. Một trong số đó phải kể đến máy ảnh. Ban đầu, người dân tỏ ra lạ lẫm với việc chụp ảnh. Tuy nhiên, sau đó, nó dần trở nên phổ biến và giúp lưu lại những hình ảnh về con người, cảnh vật cách đây hơn 100 năm.
Vậy, cách đây hơn 100 năm, cuộc sống của người dân thời nhà Thanh như thế nào? Loạt ảnh hiếm dưới đây sẽ khiến nhiều người bất ngờ.
Lúc sinh thời, Tải Đào là một tông thất có tầm ảnh hưởng vào cuối thời nhà Thanh. Ông còn được biết đến là một trong “ Nhị vương Tam Bối lặc ” (bao gồm Thuần Thân vương Tải Phong, Khánh Thân vương Dịch Khuông và tam bối lặc là Tải Đào, Tải Chấn và Dục Lãng).
Năm 1910, Ái Tân Giác La Tải Đào dùng thân phận là Khảo sát Lục quân Đại thần để đến nhiều quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Áo và Nga để khảo sát quân đội. Đến tháng 5 cùng năm, vị Bối lặc này được cử sang Anh với tư cách là Đặc sứ Đại thần (tương đương với chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao).
Vì có nhan sắc xinh đẹp và tài ca hát nên từng có người bỏ ra tới 12.000 lượng vàng để chuộc thân cho Dương Thúy Hỷ và dâng bà cho một viên quan tên là Tải Chấn, con trai của Khánh Thân vương Dịch Khuông. Sau đó, do bị tố cáo lên triều đình nên viên quan này buộc phải gửi Thúy Hỷ đến nhà của một người giàu họ Vương ở Thiên Tân. Tại đây, bà làm vợ lẽ của người đàn ông họ Vương.
Tuy nhiên, cuộc sống ấm êm này chỉ kéo dài trong vài năm. Sau khi triều đại nhà Thanh sụp đổ, số phận của đệ nhất kỹ nữ Bắc Kinh cũng không rõ đi đâu về đâu. Có thể nói số phận Dương Thúy Hỷ đúng với câu nói “hồng nhan bạc mệnh”.
Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Baidu
Phụ nữ mới