Loạt bảng chi tiêu thời bão giá: Gia đình 4 người tiêu hết 10 triệu đồng, có người bỏ ra 30 triệu đồng vẫn không dư dả
Hãy xem cách họ chi tiêu như thế nào và vì sao lại có chênh lệch như thế nhé!
- 20-07-2022Bé gái 6 tuổi nói tiếng Anh như người bản xứ, xem phim nước ngoài không cần phụ đề: Mẹ tiết lộ sai lầm nhiều phụ huynh Việt mắc phải
- 20-07-2022Bí mật đằng sau công việc hào nhoáng, mức lương lên đến 130 triệu đồng/tháng: Thu nhập hấp dẫn nhưng vất vả thuộc hàng đầu thế giới
- 20-07-2022"Nổi tiếng" nhờ bức ảnh đu dây cáp vượt sông đi học gây chấn động năm nào, nữ sinh giờ trở thành bác sĩ
Gia đình 4 người chi tiêu hết 10 triệu/ tháng
Đó là gia đình chị NTH (hiện đang là nhân viên văn phòng tại Hải Phòng), chị H như “cục nam châm” thu hút đông đảo sự quan tâm từ hội chị em khi chia sẻ kinh nghiệm về việc áp dụng công thức 7-3 (7 triệu tiền mặt, 3 triệu trong thẻ), số còn lại thì gửi tiết kiệm liền tay sau khi lĩnh lương.
Tiền ăn sáng đưa chồng: 1,5 triệu
Tiền chị H ăn sáng, ăn trưa: 1 triệu (chị H đi xe đạp điện nên không tốn tiền xăng xe)
Mua rau, thi thoảng mau đồ ăn tươi sống, hoa quả: 1 triệu
Siêu thị, mua thực phẩm (bánh, sữa,...): 2,5-3 triệu (tiền này chị sẽ dùng thẻ visa để quẹt)
Tiền phát sinh (đau ốm, thuốc thang): 1 triệu
Tiền học cho con: 3 triệu/ 2 bé
Bảng ghi chép chi tiêu trên điện thoại trong vòng 1 năm của gia đình chị H. Ảnh: NVCC.
Mỗi tháng cứ áp dụng công thức 7-3 như vậy thì chị H chỉ mất 10 triệu để chi tiêu sinh hoạt trong nhà. Ngoài ra, chị còn áp dụng những mẹo vặt trong cuộc sống như đi siêu thị hay ngó trước ngó sau gian hàng khuyến mãi. Với cách chi tiêu quá là hợp lý của chị H như vậy thì dân tình đổ xô đề nghị “tư vấn ngược” từ chị H để học hỏi kinh nghiệm thì cũng không quá lạ.
Gia đình có tổng chi 30 triệu/ tháng vẫn không dư giả
Đó là chị Trần Thị Hiền (28 tuổi, quê Thái Bình), sống cùng với chồng và một bé trai nay đã 9 tuổi. Thu nhập của vợ chồng chị Hiền tuy không xếp vào hàng cao chót vót, nhưng với 30 triệu/ tháng chắc chắn không phải quá lo về việc cơm áo gạo tiền, thậm chí còn dư giả.
Ấy thế mà đi ngược lại với suy nghĩ đó, chẳng những không dư giả mà gia đình chị Hiền còn phải nhận thêm “trợ cấp” từ quê gửi lên. Có thể điểm qua mỗi tháng Chị Hiền đã chi tiêu như thế nào:
Đồ ăn sáng, đi chợ bổ sung cho gia đình: 5 triệu đồng
Thuê căn hộ: 5 triệu (có 2 phòng ngủ, 1 phòng cho cả gia đình, 1 phòng dành cho người giúp việc).
Thuê giúp việc chăm con: 6 triệu đồng
Hiếu hỷ: 2 triệu đồng
Điện nước: 1,5 triệu đồng
Tiền mạng: 270 nghìn đồng
Các khoản chi phí cho con (quần áo, sữa, đồ ăn dặm, tiêm phòng, thuốc bổ,...): 4 triệu đồng
Xăng xe, bảo dưỡng: 1 triệu đồng
Biếu bố mẹ 2 bên: 2 triệu đồng
Bạn bè tụ tập: 1 triệu đồng
Các khoản phát sinh khác: 2 triệu đồng
Chị Hiền nhận trợ cấp từ quê gửi lên
Chị Hiền có chia sẻ: “Mình đã nhiều lần thử tìm cách cắt giảm chi phí ở một số khoản nhưng thực sự rất khó vì đó là những nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Còn việc bạn bè tụ tập cũng đã được tiết kiệm hơn khi gia đình mình có con nhỏ. Song mình nghĩ nó thực sự cần thiết để giữ gìn các mối quan hệ và cũng là một cách tái tạo năng lượng"
Với những chia sẻ rất thiết thực của chị Hiền thì có thể thấy, việc chi tiêu sinh hoạt trong gia đình chưa bao giờ là đủ. Mỗi lần đi chợ, chị Hiền đều rất phải suy nghĩ xem ăn gì, uống gì sẽ tiết kiệm nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng mỗi bữa ăn cho gia đình. Hơn thế, chị rất chú trọng vào việc nuôi dạy con cái nên chị rất đầu tư chịu chi cho con. Có lẽ 30 triệu là một con số lớn, nhưng để kể ra chi tiết từng khoản thì vẫn còn phải “đau đầu” nhiều.
Không tiết kiệm nổi vì mỗi tháng chi 31,5 triệu đồng
Gia đình chị Thu Hà (29 tuổi, làm kinh doanh trong lĩnh vực spa) và con gái 4 tuổi đang sống tại một chung cư ở huyện Gia Lâm, Hà Nội là nhân vật tiêu biểu cho con số 31,5 triệu/ tháng vẫn không tiết kiệm được.
Mỗi tháng, bà mẹ trẻ tiêu xấp xỉ 30 triệu đồng
Với công việc kinh doanh của mình, chị Hà thu về cho mình từ 30-50 triệu/ tháng. Đây là một con số khá cao và đủ để sống thoải mái ở đất Hà Thành. Thế nhưng đó vẫn chưa phải con số để nghĩ đến chuyện “ăn sung mặc sướng”, đã có những tháng chị Hà không đủ chi tiêu.
Ăn uống của 2 mẹ con: 6-7 triệu đồng
Điện, nước, mạng: 1,5 triệu đồng
Học phí của con: 4,5 triệu đồng
Tiền sữa của con: 1 triệu đồng
Đi chơi: 2 triệu đồng
Mua sắm quần áo, giày dép, mỹ phẩm cho 2 mẹ con: 2 triệu đồng
Thuê người trông con từ 17h-21h: 3 triệu đồng
Trả góp mua nhà cả gốc lẫn lãi: 10,5 triệu đồng/tháng
Với những con số trên còn chưa tính mỗi tháng sẽ còn phát sinh thêm. Nếu tháng nào chị Hà làm được nhiều thì còn tiết kiệm được kha khá, tháng nào ít thì không đủ xài cho 2 mẹ con. Chưa nói đến việc việc chăm sóc con gái chị Hà cũng có bố của bé đã lo một phần.
Dù cho là thu nhập nhiều tiền hay ít tiền thì tiền chi tiêu sinh hoạt trong gia đình mỗi tháng là phụ thuộc vào cách quản lý chi tiêu của mỗi người. Như những nhân vật trên, có người với 3 triệu/tháng đã “làm nên tất cả”, nhưng có những người kiếm 30 triệu/tháng không đủ phòng hờ cho bản thân.
Dù có kiếm được bao nhiêu và áp dụng những cách nào đi nữa thì việc chúng ta học cách thiết lập chi tiêu một cách hợp lý chắc chắn sẽ là một điều tốt, không hề thừa thãi. Những khoản dư mà chúng ta trích ra được chắc chắn sẽ rất cần thiết, khi cần là có thể “đắp” liền vào các khoản như: bệnh tật, thuốc thang,..
Nguồn ảnh: NVCC
Trí thức trẻ