Loạt doanh nghiệp bất động sản thua lỗ nặng nề
Thị trường bất động sản thoái trào, bị siết tín dụng… khiến hàng loạt doanh nghiệp địa ốc thua lỗ nặng nề trong năm 2022.
- 16-01-2023VBMA: Gần 52.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản được phát hành năm 2022
- 14-01-2023Chuyên gia: Muốn tự cứu mình, doanh nghiệp bất động sản phải tái cấu trúc
- 13-01-2023Doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng, chứng khoán: Thưởng Tết 'nóng, lạnh' ra sao?
Lỗ nặng
Công ty CP Đầu tư Năm Bảy Bảy (mã chứng khoán: NBB) công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 với doanh thu đạt 176 tỷ đồng, cao gấp hơn 24 lần so với cùng kỳ. Trong kỳ doanh thu tài chính đạt 43 tỷ đồng nhưng chi phí tài chính lên tới 66,7 tỷ đồng, hoạt động khác lỗ 14,5 tỷ đồng nên kết quả lợi nhuận sau thuế chỉ còn 15,6 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2022, Năm Bảy Bảy ghi nhận doanh thu đạt 466 tỷ đồng, giảm 17,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 17,7 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 313 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của năm 2021.
Tính tới 31/12/2022, Năm Bảy Bảy tăng mạnh tồn kho và các khoản phải thu.
Trong năm 2022, NBB đặt mục tiêu tổng doanh thu 800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 102 tỷ đồng. Như vậy kết thúc năm, công ty mới hoàn thành được 58% kế hoạch doanh thu và vỏn vẹn 17% kế hoạch lợi nhuận.
Ngoài việc nhuận lao dốc, dòng tiền kinh doanh Năm Bảy Bảy cũng âm. Trong năm 2022, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm hơn 953 tỷ đồng. Dòng tiền đầu tư cũng âm 1.007 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 1.942 tỷ đồng, chủ yếu do tăng vay nợ. Như vậy, trong năm 2022, công ty đã tăng vay nợ để bù đắp dòng tiền kinh doanh thâm hụt và phục vụ mở rộng đầu tư.
Tính tới 31/12/2022, Năm Bảy Bảy tăng mạnh tồn kho và các khoản phải thu lần lượt thêm 45,5% và hơn 80% lên 1.355 tỷ đồng và 1.407 tỷ đồng, điều này đã góp phần dẫn tới dòng tiền kinh doanh chính âm kỷ lục từ khi niêm yết tới nay. Tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 163,7% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.943 tỷ đồng lên 3.130 tỷ đồng và chiếm 49% tổng nguồn vốn.
Tương tự, báo cáo tài chính quý IV/2022 của Công ty CP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (mã chứng khoán: NDN) chỉ đạt doanh thu vỏn vẹn hơn 3 tỷ đồng, trong khi năm 2021 là hơn 509 tỷ đồng. Đáng chú ý là doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản của công ty còn ghi âm gần 126 triệu đồng do khách hàng trả lại nhà. Doanh thu tài chính của NDN cũng ghi nhận mức giảm mạnh khi giảm đến 74%, còn gần 55 tỷ đồng.
Trong năm 2022, NDN tập trung chủ yếu vào hoạt động đầu tư chứng khoán nhưng khoản lãi từ hoạt động này cả năm chỉ đạt xấp xỉ 14 tỷ đồng, giảm hơn 89% so với năm 2021. Mặt khác, khoản lỗ đầu tư chứng khoán được ghi nhận lên tới gần 115 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty đã phải lập dự phòng gần 126 tỷ đồng cho việc giảm giá chứng khoán kinh doanh. Kết thúc năm 2022, NDN lỗ sau thuế gần 137 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 252 tỷ đồng.
Trong năm 2022, NDN tập trung chủ yếu vào hoạt động đầu tư chứng khoán nhưng khoản lãi từ hoạt động này cả năm chỉ đạt xấp xỉ 14 tỷ đồng, giảm hơn 89% so với năm 2021.
Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của NDN tại thời điểm 31/12/2022 là hơn 1.379 tỷ đồng, giảm 16% so với đầu năm. Trong đó, giá trị tiền mặt và chứng khoán kinh doanh lần lượt giảm 14% và 36%, còn 545 tỷ đồng và 311 tỷ đồng. Ngược lại, nợ phải trả của công ty lại tăng 3%, lên 595 tỷ đồng. Nguyên nhân tăng chủ yếu do công ty phát sinh gần 34 tỷ đồng chi phí phải trả liên quan đến dự án Monarchy B.
Hồi cuối năm 2021, nguyên Tổng Giám đốc của NDN là ông Nguyễn Quang Trung đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý tài sản gây thất thoát lãng phí”.
Sau đó, nguyên Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó tổng Giám đốc của NDN Bùi Lê Duy và nguyên Kế toán trưởng Lâm Phụng Tiên đều bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Thành phố Đà Nẵng ra quyết định khởi tố với cùng tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Trong đó, ông Duy bị bắt tạm giam, còn bà Tiên thì bị cấm đi khỏi nơi cư trú.
Bất động sản công nghiệp cũng khó khăn
Một doanh nghiệp khác, chuyên về bất động sản công nghiệp là Công ty CP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (mã chứng khoán: NTC) cũng cho thấy kết quả kinh doanh không mấy khả quan trong năm 2022.
Cụ thể, doanh thu thuần năm 2022 của NTC hơn 268 tỷ đồng, gần như đi ngang so với mức 271 tỷ đồng năm 2021. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động tài chính lại giảm mạnh 24%, còn gần 156 tỷ đồng. Theo NTC, nguyên nhân khiến doanh thu tài chính giảm do cổ tức nhận được từ các công ty đầu tư bên ngoài thấp hơn năm trước.
Năm 2022, doanh thu thuần năm 2022 của NTC hơn 268 tỷ đồng, gần như đi ngang so với mức 271 tỷ đồng năm 2021.
Hệ quả, NTC ghi nhận lãi sau thuế năm 2022 giảm 13% so với năm trước, còn hơn 256 tỷ đồng. Với kết quả này, NTC lần lượt thực hiện được 65% mục tiêu doanh thu và 97% mục tiêu lãi sau thuế theo kế hoạch đề ra hồi đầu năm.
Riêng quý IV, kết quả kinh doanh của NTC sụt giảm đáng kể khi doanh thu thuần và lãi sau thuế lần lượt giảm 25% và 44% so với cùng kỳ, còn 80 tỷ đồng và 46 tỷ đồng. Nguyên nhân khiến lợi nhuận quý IV của NTC giảm mạnh vẫn chủ yếu đến từ cổ tức mà Công ty nhận được từ các công ty đầu tư bên ngoài thấp hơn cùng kỳ.
Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của NTC tại thời điểm 31/12/2022 đạt 4,061 tỷ đồng, giảm 4% so với đầu năm. Trong đó, tiền mặt giảm đến 16%, còn 1,125 tỷ đồng. Nợ phải trả cũng giảm 6%, còn 3,347 tỷ đồng.
Tiền phong