Loay hoay thuế thu nhập cá nhân
Đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu đồng/tháng đơn thuần chỉ là cộng thêm tỉ lệ lạm phát so với mức hiện hành. Do đó, đây là việc bắt buộc phải thay đổi theo luật định, ngành thuế không hề nêu ra được quan điểm gì mới trong bản dự thảo lần này.
-
Khi nhận được tiền chuyển nhầm vào tài khoản thì không phải là được, mà nhiều khi còn mất. Ít nhất thì cũng phiền hà, rắc rối và mất thời gian để giải quyết.
-
Vàng không phải là sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hằng ngày. Đơn giản đó chỉ là sản phẩm mà người dân xem như tài sản để tích lũy, là của để dành. Thậm chí, từ trước đến nay người có tiền mua cả trăm cây vàng cũng không vi phạm gì. Tương tự, người đi mua giùm cho người khác cũng không hề vi phạm
Trong khi đó, vấn đề tồn đọng liên quan đến thuế TNCN nằm ở cấp độ luật. Theo đó, luật hiện hành không thể hiện rõ triết lý, nguyên tắc đánh thuế TNCN theo hướng đánh vào mọi đối tượng có thu nhập hay chỉ với người có thu nhập cao? Luật cũng không thể hiện rõ nguyên tắc ấn định mức giảm trừ gia cảnh.
Theo tôi, mức giảm trừ gia cảnh hiện nay không dựa vào mức sống tối thiểu, không dựa vào thu nhập bình quân đầu người, mức lương tối thiểu chung cũng như mức lương tối thiểu theo vùng. Chẳng hạn, lương tối thiểu theo 4 vùng chênh nhau đến 1,5 lần nhưng mức thu nhập khởi điểm đóng thuế và giảm trừ gia cảnh lại bằng nhau. Còn nếu căn cứ vào mức sống hay mức lương tối thiểu thì mức giảm trừ gia cảnh lại là quá cao... Để hợp lý, phải tính giảm trừ kết hợp giữa 2 tiêu chí là khấu trừ cố định và khấu trừ một số nhu cầu chi tiêu tối thiểu, có hóa đơn, chứng từ, căn cứ hợp lý. Ví dụ, một người tuy thu nhập khá cao nhưng cuộc sống còn khó khăn do phải trả chi phí học hành, bệnh tật, thuê nhà ở... mà vẫn phải nộp thuế nhiều hơn người có thu nhập thấp hơn nhưng sống dư dả thì quá bất công.
Chưa kể, luật quy định rõ là điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh khi tỉ lệ lạm phát trên 20% nhưng mấy năm nay, chúng ta vẫn loay hoay không thay đổi được mức giảm trừ gia cảnh. Con số lạm phát là do nhà nước công bố, khi nào đạt mức lạm phát theo quy định thì phải mặc định được áp vào việc thu thuế hằng năm theo thông báo của Tổng cục Thuế, không cần thiết Chính phủ phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Mặt khác, con số lạm phát trên 20% mới điều chỉnh giảm trừ gia cảnh là quá cao, cần giảm một nửa để tránh người nộp thuế bị thiệt dài hạn.
Tóm lại, cần có quan điểm cải cách, thay đổi cơ bản Luật Thuế TNCN cho hợp lý, công bằng hơn trong thời kỳ công nghệ phát triển như hiện nay - khi các doanh nghiệp chuẩn bị chuyển hết sang xuất hóa đơn điện tử. Theo đó, việc cải cách thuế suất, bậc thuế và các loại giảm trừ để cho ra số tiền phải nộp thuế quan trọng hơn là chỉ loay hoay tính mức khởi điểm phải nộp thuế và giảm trừ gia cảnh.
Cần giảm 7 bậc xuống còn 4-5 bậc và giảm thuế suất bậc đầu tiên cũng như bậc cuối cùng, khi đó không còn quá quan trọng trong việc điều chỉnh giảm trừ gia cảnh mà có thể giữ ổn định hàng chục năm, cho dù lạm phát lớn. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện cho người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ trong trường hợp có nhiều nguồn thu nhập, thay vì lâu nay vô cùng khó khăn trong việc quyết toán thuế.
Người lao động