Loay hoay tìm khách mới, 1,4 triệu thùng dầu/ngày của Nga sắp không biết bán cho ai
Không phải ai cũng sẵn sàng mua dầu của Nga như Trung Quốc, Ấn Độ hay Thổ Nhĩ Kỳ.
- 29-10-2022Dầu của Nga đang tràn ngập các bến cảng châu Á
- 28-10-2022Ngân hàng Thế giới: G7 không đủ quyền lực để quyết định giá dầu của Nga
- 24-10-2022G7 quyết áp giá trần đối với dầu Nga, chuyên gia nói luôn: ‘Họ tự bắn vào chân mình’
Moscow hầu như đã thất bại trong việc tìm các thị trường mới cho một lượng không nhỏ dầu thô của mình vào thời điểm Liên minh châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu đường biển của họ, có hiệu lực từ ngày 5/12.
Ngoài 3 quốc gia đã “bắt tay” với Nga từ đầu là Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, những người mua khác hiện chưa mang đến những đóng góp thực sự có ý nghĩa.
Các lô hàng dầu thô đường biển của Nga tăng cao hơn trong 7 ngày gần nhất (tính đến 28/10) nhưng mức trung bình trong 4 tuần lại giảm. Lượng dầu mà Nga xuất đi được ước tính chỉ khoảng trên 3 triệu thùng/ngày.
Mức xuất khẩu dầu trung bình của Nga kể từ đầu năm 2022.
Khoảng 740.000 thùng/ngày trong số đó được chuyển đến các nước châu Âu – điều sẽ không xảy ra nữa vào cuối tháng 11. Một tháng sau, Nga cũng sẽ phải dừng cung cấp 650.000 thùng/ngày đến Ba Lan và Đức thông qua hệ thống đường ống Druzhba. Vì vậy, Moscow cần tìm thị trường mới cho gần 1,4 triệu thùng dầu/ngày – điều không hề dễ dàng.
Nếu áp lượng dầu đó cho các khách hàng hiện tại, họ sẽ phải tăng lượng mua của Nga thêm 2/3 và cắt nhập khẩu ở nơi khác – đó cũng là trong trường hợp các bên tìm đủ tàu chở dầu.
Việc bán dầu cho Sri Lanka của Nga cũng gặp tình trạng sa lầy khi kinh tế của quốc gia này gặp khó khăn. Một lô hàng dầu thô ESPO đã neo ngoài khơi thủ đô Colombo kể từ ngày 20/9 và một chuyến hàng khác đã phải chuyển hướng sang Trung Quốc.
Đích đến của dầu Nga bên ngoài EU trong năm 2022.
Trong khi đó, dòng chảy sang Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ đã đạt đỉnh vào tháng 6 ở mức 2,2 triệu thùng/ngày. Trong 4 tuần tính đến ngày 28/10, con số này đã giảm khoảng 380.000 thùng/ngày. Nếu tính cả số tàu chưa thể cập cảng (khoảng 370.000 thùng/ngày), coi như dòng chảy dầu thô đến 3 quốc gia này gần như không đổi trong vài tháng qua.
Thời gian để vận chuyển dầu thô từ các cảng xa xôi của Nga đến Trung Quốc và Ấn Độ trước khi lệnh cấm của EU có hiệu lực đã sắp hết. Các tàu chở dầu hiện ở Primorsk hay Ust-Luga khó có thể đến các bến dỡ hàng ở Trung Quốc hay cảng Paradip và Visakhapatnam ở bờ biển phía đông Ấn Độ trước thời hạn 5/12.
Nguồn: Bloomberg
Nhịp sống thị trường