Lời cảnh báo từ FED: Nhà máy trên mọi ngóc ngách ở Mỹ đều lo lắng về thuế quan của ông Trump
Cục dự trữ Liên bang Mỹ không loại trừ bất cứ địa phương nào khỏi danh sách lo ngại về thuế quan của chính quyền Tổng thống Trump.
- 17-07-2018Châu Âu và Nhật Bản ký thỏa thuận tự do thương mại, xóa gần hết mọi thuế quan
- 06-07-2018Chính các cử tri đã ủng hộ ông Trump sẽ mất việc làm và thiệt hại nhiều nhất vì thuế quan, nước Mỹ đang "tự bắn vào chân mình"?
- 05-07-2018Chứng khoán Trung Quốc lại rơi ngay trước thời điểm thuế quan của Mỹ chính thức có hiệu lực
- 19-06-2018Tổng thống Trump liên tiếp trấn an Tim Cook rằng iPhone sẽ không bị ảnh hưởng bởi thuế quan của Trung Quốc
- 03-06-2018Thuế quan thép của Trump có thể huỷ hoại ngành dầu khí của Mỹ
Hầu hết các nhà sản xuất sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan mới của ông Trump với hàng hóa nhập khẩu. Họ cũng tỏ ra lo lắng cho tương lai của chính mình trong bối cảnh chiến tranh thương mại không có dấu hiệu hạ nhiệt.
Beige Book của FED tập hợp các hoạt động kinh doanh trên 12 quận của FED (Cục dự trữ Liên bang Mỹ chia toàn bộ đất nước thành 12 quận để quản lý). Theo đó, các nhà sản xuất đều bày tỏ quan ngại về mức thuế nhập khẩu mà ông Trump áp dụng. Tại nhiều khu vực, các nhà sản xuất cáo buộc chính sách của ông Trump làm chi phí tăng cao cũng như gián đoạn nguồn cung.
Kể từ đầu năm đến nay, Chính quyền của Tổng thống Trump liên tiếp gây sóng gió khi khơi mào chiến tranh thương mại với nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, Mexico, Canada và Liên minh châu Âu (EU). Một số công ty đã ngay lập tức chỉ trích mục tiêu bảo vệ doanh nghiệp Mỹ của Chính quyền Trump sẽ phản tác dụng.
Một nhà sản xuất vỏ đồ hộp ở Maryland là nạn nhân điển hình. Giá thép và nhôm tăng cao khiến họ đối mặt với việc đội chi phí sản xuất nghiêm trọng. Chia sẻ với FED, doanh nghiệp này lo sợ sẽ đánh mất thị phần vào thay các đối thủ cạnh tranh nước ngoài bởi họ không phải đối mặt với những hậu quả của thuế quan. Trong khi đó, một số doanh nghiệp khác thì lo ngại sự nóng vội trong việc mua tích trữ kim loại phòng tăng giá, động thái có thể khiến giá sắt và nhôm tiếp tục tăng cao hơn.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo hôm 18/7, bà Sarah Huckabee Sanders, người phát ngôn Nhà Trắng, nhấn mạnh: "Đây chỉ là ngắn hạn. Tổng thống kỳ vọng sẽ mở ra một số lượng các thị trường khác nhau và tạo ra nhiều sân chơi thương mại hơn trên khắp toàn cầu".
Một ngày trước đó, trong phiên điều trần tại Quốc hội, Chủ tịch FED Jerome Powell nói rằng một cuộc chiến tranh thương mại kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều tới hàng hóa đồng thời "sẽ rất tệ cho nền kinh tế của chúng ta và các nền kinh tế khác nữa".
"Nhìn chung, các nước vẫn mở cửa thương mại, chưa xây dựng các hàng rào thuế quan. Điều này giúp họ tăng trưởng nhanh hơn, năng suất hơn cũng như có thu nhập cao hơn", ông Powell nói.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng lên hồi đầu tháng 7 sau khi các biện pháp đánh thuế của Tổng thống Trump chính thức có hiệu lực. Ngay lập tức, Trung Quốc tiến hành các biện pháp đáp trả, làm dấy lên mối lo ngại với một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Người ta kỳ vọng vào một giải pháp đối thoại nhằm kết thúc những căng thẳng hiện hữu nhưng cả phía Mỹ và Trung Quốc đều nhấn mạnh họ chưa có kế hoạch cho việc đàm phán.