Lời nguyền kỳ lạ trên vương miện của Nữ hoàng Anh: Đàn ông dùng thì bất hạnh, chỉ phụ nữ mới hóa giải vận xui
Chi tiết đặc biệt trên vương miện nổi tiếng của Nữ hoàng Anh từng gây ra nhiều tranh cãi với lời nguyền kỳ lạ.
- 14-01-2022Chấn động: Nữ hoàng Anh tước bỏ tất cả mọi thứ của con trai sau bê bối lạm dụng tình dục với lời tuyên bố đanh thép
- 05-11-2021Đã 95 tuổi nhưng Nữ hoàng Anh vẫn khiến giới chơi xe nể phục: Rolls-Royce, Bentley có đủ nhưng hơn 30 chiếc Jaguar, Land Rover mới gây chú ý
- 03-08-2021Điều ít biết về chiếc bánh cưới của Nữ hoàng Anh, ẩn chứa bí quyết đặc biệt sau 68 năm vẫn ăn được như thường
Tháp London là một trong những địa điểm nổi tiếng của nước Anh, nơi đây trưng bày nhiều vương miện và đồ trang sức quý giá của hoàng gia. Trong số đó, có vương miện quý giá được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc biệt chiếc vương miện cao quý ấy chứa một chi tiết có 1-0-2, từng gây ra nhiều tranh cãi cho đến nay vẫn chưa có hồi kết đó là viên kim cương có tên là Koh-i-Noor.
Chiếc vương miện với kim cương Koh-i-Noor đặt ở vị trí trung tâm.
Viên kim cương mang lời nguyền
Theo tiếng Ba Tư, Koh-i-Noor có nghĩa là "Mountain of Light". Ban đầu, nó được coi là viên kim cương lớn nhất thế giới khi nặng đến 793 carat. Tuy vậy, cho tới năm 1852, viên kim cương đã được cắt tỉa gọn lại cho phù hợp với mục đích sử dụng và có trọng lượng hiện tại là 105,6 carat.
Nguồn gốc của viên kim cương này cho tới nay vẫn chưa được làm rõ. Theo các nhà sử học, Koh-i-Noor lần đầu tiên xuất hiện trong sử sách là vào năm 1628, thuộc quyền sở hữu của Shah Jahan, vị vua từ vương triều Mughal, thống trị miền Bắc Ấn Độ. Theo sử sách ghi chép lại, nhà vua Shah Jahan đã mất 7 năm để chế tác ngai vàng và được dát toàn đá quý, một trong hai viên đá quý khổng lồ đó chính là kim cương Koh-i-Noor.
Koh-i-Noor từng là viên kim cương lớn nhất thế giới.
Shah Jahan trên ngai vàng dát đầy đá quý của mình.
Vì quá giàu có nên vua Shah Jahan luôn bị kẻ thù dòm ngó. Vào năm 1738, hoàng đế Nader Shah của Ba Tư (Iran và Afghanistan ngày nay) đã tấn công thủ phủ Delhi của đế quốc Mughal gây ra cuộc chiến đẫm máu. Nader Shah sau đó đã vơ vét hết của cải, tài sản quý giá của kẻ thù, trong đó có viên kim cương Koh-i-Noor.
Hàng chục năm sau đó, viên kim cương Koh-i-Noor truyền từ tay người này sang tay người khác qua những cuộc chiến giành ngôi báu dính đầy máu tanh. Bất kỳ vị vua sở hữu viên kim cương này đều bị nhấn chìm trong những cuộc chiến khốc liệt.
Nader Shah đeo kim cương Koh-i-Noor như vòng đeo tay.
Điều này được cho là xuất phát từ lời nguyền của viên kim cương Koh-i-Noor được ghi lại trong một văn bản tiếng Hindu, đề cập: “Ai sở hữu viên kim cương này sẽ sở hữu cả thế giới, nhưng cũng sẽ nếm tất cả bất hạnh của nó. Chỉ có Chúa trời, hoặc một người phụ nữ, mới được phép sở hữu nó mà không bị trừng phạt”.
Vua Humayun (thế kỷ 18), từ khi sở hữu Koh-i-Noor, thường xuyên đối mặt với không ít điềm dữ. Hay vua Shah Jahan cũng nhanh chóng bị chính con trai mình lật đổ. Bản thân hoàng đế Nader Shah sau khi dùng viên kim cương này làm đồ trang sức cho riêng mình, vào năm 1747, ông đã bị ám sát.
Sau khi vua Shah Jahan qua đời, viên kim cương rơi vào tay của một trong số những tướng lĩnh của ông là Ahmad Shah Durrani, người về sau trở thành vua Afghanistan. Năm 1809, một trong số những hậu duệ thừa kế của đế quốc Durrani đã buộc phải cống nạp viên kim cương Koh-i-Noor cho vị vua đế quốc Sikh quyền lực tại Punjab (bây giờ được phân chia thành Pakistan và Ấn Độ) là Maharaja Ranjit Singh.
Tuy nhiên, người Sikh đã bị đánh bại bởi nước Anh trong 2 cuộc chiến tranh. Vào năm 1849, nhà vua của đế quốc Sikh dâng kim cương Koh-i-Noor cho Nữ hoàng Victoria.
Chân dung Nữ hoàng Victoria.
Gây ra nhiều tranh cãi
Trong quá trình vận chuyển viên kim cương đến nước Anh, một lần nữa Koh-i-Noor khiến cả thế giới phải khiếp sợ khi bệnh dịch tả bất ngờ xảy ra, hay con tàu bị bão quần suốt 12 giờ đồng hồ. Biết được "quá khứ huy hoàng" của viên kim cương nên hoàng gia Anh khi có được liền trao nó cho nữ giới.
Theo đó, Koh-i-Noor được gắn trên vương miện của Vương hậu Elizabeth trong lễ đăng quang của Vua George VI năm 1937. Nữ hoàng Elizabeth II sau đó cũng được trông thấy sử dụng chiếc vương miện có gắn viên kim cương đặc biệt này. Kể từ đây, những điều xui xẻo mà viên kim cương đem lại mới bị xóa bỏ.
Vương hậu Elizabeth đội vương miện có gắn kim cương quý giá.
Sau đó, viên kim cương này cùng vương miện của hoàng gia Anh đã được đặt trong Tháp London. Lần gần đây nhất Koh-i-Noor được ra khỏi lồng kính ở Tháp London là trong đám tang của Hoàng Thái hậu Elizabeth vào năm 2002. Khi đó nó được đặt lên quan tài của bà.
Chính phủ của Ấn Độ, Pakistan, Iran và Afghanistan sau đó đã có những yêu cầu về quyền sở hữu viên kim cương nổi tiếng này, bất chấp việc lời nguyền có thể "tái xuất". Các quốc gia này đều đưa ra những bằng chứng, chứng minh họ mới là chủ nhân thực sự của viên kim cương. Tuy vậy, chính phủ Anh khẳng định việc họ có Koh-i-Noor là hợp pháp và không chấp thuận việc trả lại nó.
Vào năm 2015, một nhóm các ngôi sao Bollywood cùng các doanh nhân Ấn Độ cùng nhau lên tiếng yêu cầu bắt đầu vụ kiện tại tòa dân sự tối cao của London, yêu cầu Anh trả lại Koh-i-Noor. Một thành viên trong đoàn nói: "Koh-i-Noor không chỉ là viên đá 105,6 carat, mà nó là một phần lịch sử và văn hóa của chúng tôi và chắc chắn cần được trả lại".
Mặc dù vậy, cho tới nay chính phủ Anh đã bác bỏ cáo buộc từ Ấn Độ và hiện tại viên kim cương vẫn thuộc quyền sở hữu của nước Anh bất chấp những ý kiến trái chiều từ dư luận các quốc gia có liên quan đến viên kim cương này.
Nguồn: Tổng hợp
Pháp luật và bạn đọc