Lời nhắn của cậu thanh niên 17 tuổi trước khi qua đời vì trọng bệnh: Cuộc sống ngắn lắm, hãy tối đa hạnh phúc bằng 3 quy tắc giản dị
"Đừng buồn với những gì bạn không thể làm được, bởi vì bạn còn có thể làm được rất nhiều điều khác"
- 27-11-2021Việt Nam có 1 nữ Tiến sĩ cực đỉnh: 17 tuổi ghi dấu ở đấu trường quốc tế, 26 tuổi thành Phó Giáo sư, gia đình toàn tên tuổi lớn
- 11-11-2021Cô gái 17 tuổi nhập viện do tiêu chảy, ruột đầy ký sinh trùng do 1 món ăn tươi ngon được nhiều bạn trẻ yêu thích
- 08-11-2021Tuổi 45 được coi là ‘cột mốc trường thọ, học “bí quyết sống lâu" của người Nhật có thể giúp bạn kéo dài thêm 15-17 năm tuổi thọ
Hạnh phúc không phải là thứ chỉ xảy ra với chúng ta mà nó nằm trong tầm tay của tất cả mọi người. Ngay cả trong những giai đoạn hỗn loạn nhất của cuộc đời, tất cả chúng ta đều có khả năng thực hiện những thay đổi nhỏ trong hành vi và suy nghĩ của mình để có thể tạo ra được một cuộc sống hạnh phúc hơn.
Nếu bạn đang tìm kiếm nguồn cảm hứng thúc đẩy bạn thực hiện những thay đổi đó, bạn có thể tìm thấy nó trong một bài nói chuyện TEDx talk vô cùng cảm động vào năm 2013 (hiện được 47 triệu lượt xem) từ Sam Berns, người đã qua đời ở tuổi 17 vào năm 2014 vì biến chứng của hội chứng Progeria - một rối loạn di truyền dẫn đến lão hóa sớm nhanh chóng.
Berns bắt đầu bài nói chuyện của mình bằng cách chia sẻ với khán giả về căn bệnh của mình. Cậu nói: "Nó khá hiếm, với những tác động bao gồm da căng, không thể tăng cân, tăng trưởng còi cọc và bệnh tim."
Mặc dù hội chứng Progeria gây ra nhiều trở ngại trong cuộc sống, nhưng Berns nói rằng nếu có một điều cậu ấy muốn mọi người biết về mình, thì đó là cậu ấy đang sống "một cuộc sống rất hạnh phúc".
Cậu chia sẻ với mọi người ba quy tắc để đạt được hạnh phúc thực sự của mình:
1. "Đừng buồn với những gì bạn không thể làm được, bởi vì bạn còn có thể làm được rất nhiều điều khác"
Berns luôn ý thức được những gì mình bỏ lỡ do căn bệnh của mình, chẳng hạn như chạy đường dài hoặc đi tàu lượn siêu tốc.
"Nhưng tôi chọn tập trung vào các hoạt động mà tôi có thể làm thông qua những thứ mà tôi đam mê," cậu nói, "như hướng đạo, âm nhạc, truyện tranh hay bất cứ đội thể thao Boston yêu thích nào của tôi".
Nggay cả với những thứ mà bạn cảm thấy dường như là không thể, vẫn có nhiều cách để biến chúng thành hiện thực - nếu bạn sẵn sàng điều chỉnh.
Chẳng hạn như trước năm thứ nhất của trường trung học, chơi trống trong đội ban nhạc diễu hành của trường là một giấc mơ mà Berns mong muốn. Nhưng mỗi chiếc trống và dây nịt nặng khoảng 40 pound, và Berns chỉ nặng 50 pound.
Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản cậu bé. Berns và gia đình đã trao đổi với một kỹ sư để thiết kế một dây trống nhẹ hơn và dễ mang theo hơn. Sau khi làm việc liên tục, họ đã chế tạo ra một bộ dụng cụ trống chỉ nặng 6 pound.
Sam Berns qua đời ở tuổi 17 vào năm 2014 vì biến chứng của hội chứng Progeria - một rối loạn di truyền dẫn đến lão hóa sớm nhanh chóng
2. "Tôi ở với những người tôi muốn ở cùng"
Quy tắc thứ hai, Berns nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chỉ giữ lại những người "chất lượng cao" trong cuộc sống của bạn. Đây là những người sẽ ở bên bạn khi bạn cảm thấy chán nản, khuyến khích suy nghĩ tích cực và chấp nhận con người của bạn.
"Tôi vô cùng may mắn khi có một gia đình tuyệt vời luôn ủng hộ mình trong suốt cuộc đời. Và tôi cũng thực sự may mắn khi có một nhóm bạn thực sự thân thiết ở trường," Berns nói. "Chúng tôi thực sự trân trọng sự hiện diện của nhau và chúng tôi giúp đỡ nhau khi cần. Chúng tôi yêu con người thật của nhau. "
Berns nói, bạn bè, gia đình và những người xung quanh bạn là một "khía cạnh rất thực của cuộc sống hàng ngày và họ có thể tạo ra tác động tích cực, thực sự có ý nghĩa".
"Hãy tiếp tục tiến về phía trước"
3. "Hãy tiếp tục tiến về phía trước"
Berns nói với khán giả: "Tôi luôn cố gắng có một cái gì đó để mong đợi, một cái gì đó để phấn đấu, để làm cho cuộc sống của tôi phong phú hơn."
Không nhìn lại chính là điều đã giúp Berns vượt qua thời kỳ khó khăn. Cậu nói: "Tôi cố gắng hết sức để không lãng phí năng lượng khi cảm thấy tồi tệ về bản thân, bởi vì khi làm vậy, tôi mắc kẹt trong một nghịch lý, nơi không có chỗ cho hạnh phúc hay bất kỳ cảm xúc nào khác."
Để minh họa cho quan điểm của mình, Berns nhớ lại khoảng thời gian khi cậu cảm thấy vô cùng mệt mỏi: "Tôi bị lạnh ngực, tôi phải nằm viện vài ngày, đó là khoảng thời gian tôi sống tách biệt khỏi mọi khía cạnh của cuộc sống để sống thật với chính căn bệnh của mình."
Nhưng Berns biết rằng cậu ấy sẽ trở nên khỏe hơn, và sự mong chờ vào ngày đó đã giúp cậu ấy tiếp tục tiến về phía trước. "Đôi khi tôi phải dũng cảm, và điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng," cậu nói. "Đôi khi tôi chùn bước. Tôi đã có những ngày tồi tệ. Cuối cùng, tôi nhận ra rằng dũng cảm không phải là điều dễ dàng… nhưng đó là chìa khóa để tiến về phía trước. "
Tác giả của bài viết là Tom Popomaronis, một nhà nghiên cứu lãnh đạo và phó chủ tịch về đổi mới tại Massive Alliance. Anh đã được giới thiệu trên Forbes, Fast Company, Inc. và The Washington Post. Năm 2014, anh được Tạp chí Baltimore Business Journal vinh danh là một trong những nhà lãnh đạo tài năng trong danh sách "40 Under 40".
Doanh nghiệp và tiếp thị