Lợi nhuận ngành phân bón giảm sâu trong quý 1, "cửa sáng" khi nào mới trở lại?
"Dù đã qua mùa thấp điểm, giá phân bón sẽ khó phục hồi trong ngắn hạn nhưng ít nhất sẽ không giảm mạnh như quý 1/2023".
- 11-05-2023Góc nhìn CTCK: VN-Index hướng lên 1.100 điểm, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ tiếp tục hút tiền
- 11-05-2023Sabeco chốt ngày trả cổ tức bổ sung 15%, tỷ phú Thái Lan sắp “bỏ túi” hơn 500 tỷ
- 11-05-2023Kinh tế trưởng SSI: Khi nhà đầu tư khác trở nên 'ngớ ngẩn' hơn, sẽ xuất hiện cơ hội đầu tư lợi suất tốt trong dài hạn
Doanh nghiệp phân bón “mất mùa”
Sau một năm xuất khẩu thuận lợi kèm giá bán tăng vọt, doanh nghiệp ngành phân bón đối diện không ít trở ngại trong năm 2023.
Trên thế giới, giá ure thế giới dù đã hồi phục nhẹ từ đầu tháng 4 song vẫn đang giao dịch tại mức thấp nhất trong vòng 24 tháng kể từ tháng 5/2021, ghi nhận 357,5 USD/tấn. So với đỉnh hồi giữa tháng 4 năm ngoái, giá loại hàng hoá này đã giảm tới 66%.
Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh quý 1/2023 của các doanh nghiệp phân bón. Theo thống kê của Chứng khoán KIS Việt Nam, trong quý đầu năm, 26 công ty phân bón niêm yết đạt doanh thu 21.375 tỷ đồng, giảm 18% so với quý trước và giảm gần 30% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm mạnh tới 81% so với mức nền cao cùng kỳ, ghi nhận vỏn vẹn 1.375 tỷ đồng.
Trong đó, doanh nghiệp điển hình của ngành phân bón là Đạm Phú Mỹ (DPM), dù dẫn đầu về mức doanh thu thuần khi ghi nhận 3.265 tỷ đồng, song vẫn chứng kiến mức giảm tới 44% so với cùng kỳ. Chi phí vốn tăng cao “bào mòn” lợi nhuận, kết quả, Đạm Phú Mỹ báo lãi sau thuế vỏn vẹn 262 tỷ đồng; sụt giảm gần 88% so với cùng kỳ năm trước.
Hay tại Đạm Cà Mau (DCM) , doanh thu thuần cũng cài số lùi cũng giảm 33% so với quý 1/2022. Giá vốn tăng mạnh khiến biên lãi gộp co hẹp xuống chưa đầy 21% trong quý 1/2023, cùng kỳ năm trước ghi nhận biên lợi nhuận gộp lên tới 49%.
Trừ các chi phí khác, DCM báo lãi giảm 85% còn 230 tỷ đồng. Doanh nghiệp cho biết, giá bán bình quân sản phẩm Ure trong quý 1/2023 giảm hơn 32% so với cùng kỳ nên doanh thu sụt giảm mạnh.
Thậm chí, doanh nghiệp ngành phân bón khác là Đạm Hà Bắc (DHB) vừa trải qua một quý kinh doanh “đáng quên”. Đạm Hà Bắc lỗ 129 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi lớn 868 tỷ đồng, đánh dấu quý lỗ đầu tiên sau chuỗi 6 quý có lãi trở lại.
Quý 2 kyg vọng "sáng sủa" hơn, song khó trở lại mùa cao điểm
Chứng khoán KIS Việt Nam nhận định tại báo cáo ngành phân bón mới đây, sự sụt giảm lợi nhuận của ngành phân bón trong quý 1 do mùa thấp điểm cùng một số yếu tố bất lợi năm nay. Điển hình, giá phân bón sụt giảm do nhu cầu thấp trong mùa thấp điểm và nguồn cung phân bón từ Trung Quốc, Nga đang hồi phục. Ngoài ra, sản lượng phân bón xuất khẩu trong quý 1 đã giảm 21% so với cùng kỳ xuống còn hơn 400.000 tấn.
Nguyên nhân thứ nhất, KIS chỉ ra rằng thời điểm quý 1/2023 chứng kiến sự sụt giảm về giá đầu ra và sản lượng xuất khẩu của ngành phân bón. Dù đã qua mùa thấp điểm, KIS nhận định giá phân bón sẽ khó phục hồi trong ngắn hạn nhưng ít nhất sẽ không giảm mạnh như quý đầu năm.
Nguyên nhân thứ hai, sản lượng xuất khẩu sụt giảm cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng doanh thu do áp lực cạnh tranh từ sự trở lại của Trung Quốc và Nga trên thị trường phân bón toàn cầu. Do vậy, áp lực cạnh tranh tại thị trường trong nước có thể gia tăng trong khi hoạt động xuất khẩu gặp nhiều bất lợi.
Nhóm phân tích chứng khoán KIS cho rằng triển vọng quý 2/2023 có thể sáng sủa hơn nhờ mùa gieo trồng mới giúp giá bán tăng, song không thể kỳ vọng như quý 4 năm ngoái. Theo KIS, một số nhà lãnh đạo có thể tận dụng triệt để những cơ hội này để tối đa hóa lợi nhuận. Hơn nữa, bảng cân đối kế toán lành mạnh với lượng tiền mặt dồi dào có thể tạo ra thu nhập tài chính hiệu quả và tỷ suất cổ tức hấp dẫn.
Kinh tế trưởng SSI: Khi nhà đầu tư khác trở nên 'ngớ ngẩn' hơn, sẽ xuất hiện cơ hội đầu tư lợi suất tốt trong dài hạnNhịp sống thị trường