MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lợi nhuận từ hàng hoá năm 2016 sẽ vượt xa trái phiếu và cổ phiếu

07-06-2016 - 10:33 AM | Thị trường

Sau nhiều năm liền thất vọng, nhiều nhà đầu tư đang hứng thú trở lại với thị trường hàng hoá.

Thực vậy, từ đầu năm tới nay, chỉ số giá hàng hoá của Bloomberg đã tăng 11%, trong khi chỉ số giá trái phiếu toàn cầu tăng khoảng 6% và chỉ số giá cổ phiếu toàn cầu chỉ tăng hơn 2%.

Chỉ số giá hàng hoá tăng mạnh như vậy là nhờ những thành tố như dầu, vàng, đậu tương và kẽm.

Thời điểm 6/6/2016, chỉ số giá hàng hoá đã tăng 21% so với thời điểm thấp hồi tháng 1, trong một chu kỳ tăng giá. Đây là sự khởi đầu một năm mạnh mẽ nhất kể từ giai đoạn giá hàng hoá bùng nổ năm 2008.

Các nhà đầu tư hàng hoá đã rót gần 60 tỷ USD vào thị trường hàng hoá trong 4 tháng đầu năm nay, theo RBC Capital Markets.

Trong số 22 mặt hàng tính chỉ số giá hàng hoá Bloomberg thì có tới 15 mặt hàng tăng giá trong năm nay, dẫn đầu là mức tăng hơn 50% ở mặt hàng khô đậu tương – nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi lợn và gà.
Trong số 22 mặt hàng tính chỉ số giá hàng hoá Bloomberg thì có tới 15 mặt hàng tăng giá trong năm nay, dẫn đầu là mức tăng hơn 50% ở mặt hàng khô đậu tương – nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi lợn và gà.

Một số nhà đầu tư vẫn còn nghi ngờ không rõ liệu xu hướng giá tăng hiện nay có kéo dài hay không.


 

 

 

 

 

Rodolphe Roche, giám đốc phụ trách nghiên cứu hàng hoá thuộc Schroders cho biết trong nhiều năm qua công ty không có chiến lược đầu tư vào nông sản. Tuy nhiên chiến lược đã thay đổi, và toàn bộ đầu tư của Schroders trong hai tháng qua dành cho nông sản. Ngoài lúa mì, bông và một số loại gia súc, “Tôi tin chắc rằng tình trạng dư cung trên thị trường nông sản đã chấm dứt,” ông Roche cho biết.

Rodolphe Roche, giám đốc phụ trách nghiên cứu hàng hoá thuộc Schroders cho biết trong nhiều năm qua công ty không có chiến lược đầu tư vào nông sản. Tuy nhiên chiến lược đã thay đổi, và toàn bộ đầu tư của Schroders trong hai tháng qua dành cho nông sản. Ngoài lúa mì, bông và một số loại gia súc, “Tôi tin chắc rằng tình trạng dư cung trên thị trường nông sản đã chấm dứt,” ông Roche cho biết.

Giá dầu đã hồi phục mạnh mẽ từ mức thấp nhất hồi tháng 1/2016 lên khoảng 50 USD/thùng do nhu cầu tăng mạnh trong khi sản xuất dầu đá phiến của Mỹ chậm lại. Vàng – loại hàng hoá thường được giao dịch như một loại tiền tệ – cũng tăng giá mạnh do USD sụt giảm.

Kim loại công nghiệp – thường phụ thuộc rất nhiều vào sức khoẻ nền kinh tế Trung Quốc – có sự xáo trộn mạnh mẽ, trong đó giá kẽm tăng trên 20% từ đầu năm tới nay do nhiều mỏ lớn giảm khai thác.

Theo ngân hàng Merrill Lynch, ngoài việc xem xét tình hình ở các mỏ, các cảng biển và các kho chứa dầu, các nhà đầu tư hàng hoá cũng đang theo dõi những chính sách phát đi từ Washinton. Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng tỷ lệ lãi suất thêm nữa có thể gây áp lực lên giá hàng hoá bởi khi đó đồng USD sẽ tăng giá, tín dụng sẽ bị thắt chặt dần và chi phí lưu kho gia tăng.

Tuy nhiên, giá hàng hoá tăng còn do nhiều yếu tố khác. Giám đốc Nic Johnson của công ty Pimco cho biết các nhà đầu tư hàng hoá đã nhận thấy những dấu hiệu tích cực nên rất ít người nghi ngờ triển vọng sắp tới.

Vân Chi

FT

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên