Lối sống DINK "thu nhập nhân đôi, không con cái" bị lên án là ích kỷ của giới trẻ hiện đại, và không ít người hối hận "muốn quay đầu"
Trên thực tế, DINK là một sự lựa chọn trong cuộc sống, thậm chí những sự lựa chọn ấy đều mang tính thời điểm. Có người sẽ rất hài lòng cuộc sống của mình vào lúc này, nhưng cũng không ít người thay đổi quan điểm vào một giai đoạn khác.
- 20-02-2021Cô gái Hàn Quốc 37 tuổi không kết hôn, không xã giao: Độc thân cũng được, hai mình cũng tốt, chỉ cần bạn thấy hợp, đó mới là tốt nhất!
- 03-02-2021Mây tầng nào gặp mây tầng đó, người giàu rồi cũng sẽ kết hôn với người giàu: Tiền chỉ là một phần, lý do đằng sau ai nghe xong cũng phải công nhận
- 26-01-2021"Hai bên cùng cưới" - trào lưu kết hôn chẳng khác gì ly hôn ở Trung Quốc: Khi tư tưởng lạc hậu bị "chiếu tướng" bởi lối sống cởi mở của giới trẻ
Khi già đi, người ta sẽ coi trọng gia đình hơn là tiền bạc
Xiao Hou chưa bao giờ có kế hoạch sinh con khi kết hôn. Những vài năm sau đó, những suy nghĩ liên quan đến cuộc vượt cạn đau đớn, những vết rạn trên bụng và bộ ngực chảy xệ đã đủ thuyết phục cô rằng, con cái là điều cuối cùng mà cô cần có trong đời.
Xiao Hou, 30 tuổi đã trầm ngâm và suy nghĩ rất nhiều, cô luôn đặt câu hỏi liệu lối sống DINK (Double Income No Kids), tạm dịch là thu nhập nhân đôi, không có con cái, có thực sự là điều mà cô và chồng mong muốn hay không? Mặc dù lối sống này có thể giúp vợ chồng cô không phải mệt mỏi với tã bẩn, không phải vật lộn với những đêm mất ngủ, nhưng bây giờ cô cho biết mình “không thể đợi thêm một giây nào nữa để mang thai".
Xiao nói: “Trong những năm qua, tất cả những người bạn nữ thân thiết của tôi đều đã mang thai hoặc sinh con. Tôi cảm thấy mình vô cùng lẻ loi. Mỗi lần tôi đến thăm họ trong bệnh viện, họ luôn bảo tôi phải nhanh chóng bắt kịp họ. Thậm chí bố mẹ và chị gái tôi cũng thúc giục tôi sinh con".
Ngoài áp lực ngày càng lớn từ bạn bè và gia đình, Xiao cũng cảm thấy mình đã đi đến một ngã rẽ vì tuổi tác. Nếu như cô ấy thật sự muốn sinh con, thì bây giờ hoặc là không bao giờ. “Nếu tôi không có con ở tuổi 30, tôi không nghĩ rằng mình sẽ có con. Tôi không thể chờ đợi thêm nữa", Xiao nói.
Bất kể cặp vợ chồng trẻ nào, dù họ có vô tư sống theo lối sống DINK đến đâu, thì áp lực xã hội ở Trung Quốc trong việc sinh con đang khiến họ dần phải thay đổi suy nghĩ. Wang Qi, bác sĩ sản khoa tại Bệnh viện Phụ sản Bắc Kinh cho biết, số phụ nữ trì hoãn việc làm mẹ đến 35 tuổi đã tăng vọt trong những thập kỷ gần đây.
Wang Zhihui, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Bắc Kinh Antai cho biết, cô đã chứng kiến nhiều phụ nữ bước ra từ lối sống DINK và trở thành mẹ để lấp đầy khoảng trống còn thiếu trong cuộc sống dù họ đã có sự nghiệp thành công.
Wang nói: “Một số phụ nữ không con ở độ tuổi 40 và 50 đã nói với tôi rằng họ sẽ từ bỏ tất cả tất cả những gì họ đạt được vì một đứa trẻ. Việc làm mẹ có thể khó khăn và nguy hiểm đối với phụ nữ lớn tuổi. Tuổi tốt nhất để sinh con là trước 30, và chức năng của ống dẫn trứng sẽ giảm mạnh khi họ bước sang tuổi 35”.
Wang cũng cho biết, so với đàn ông thì phụ nữ cần suy nghĩ thấu đáo hơn về việc bước vào cuộc sống DINK. “Nếu một người chồng muốn có con, nhưng vợ anh ta không thể có con thì xung đột có thể gây căng thẳng cho cuộc hôn nhân", cô cho biết.
Li Yinhe, nhà xã hội học và tình dục học, người đứng đầu nghiên cứu về các cặp vợ chồng DINK ở Trung Quốc vào cuối những năm 1980 cho biết, yếu tố quan trọng nhất cần cân nhắc đối với các cặp vợ chồng có nên tiếp tục lối sống DINK hay không là do quan điểm sống.
“Nếu các cặp vợ chồng đã chọn theo lối sống DINK, có nghĩa là họ đặt sự tận hưởng và hạnh phúc trong thế giới 2 người lên hàng đầu. Còn nếu họ vẫn giữ các giá trị truyền thống sâu hơn thì nên cân nhắc lại. Đa số các cặp vợ chồng theo lối sống DINK chấp nhận giá trị đa dạng hơn trong bối cảnh hiện đại hóa và đô thị hóa, nhưng họ vẫn là thiểu số. Hầu hết họ là những người bị ảnh hưởng phần nào bởi các giá trị phương Tây", Li nói.
Đối với những phụ nữ lo ngại về quá trình sinh con nhưng vẫn mong muốn duy trì các giá trị gia đình truyền thống, Li khuyên họ nên vượt qua nỗi sợ hãi và tiếp tục sinh con. Còn đối với những người không muốn con cái ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân cùng những thú vui cá nhân của mình thì sẽ mãi mãi đi theo lối sống DINK.
Nhiều cặp đôi DINK đã thay đổi quan điểm khi về già.
DINK là không hối hận
Yang Tingting, 31 tuổi, làm việc tại một trường đại học ở Bắc Kinh. Sau khi kết hôn được hai năm, Yang khẳng định mình không muốn có con, ít nhất là tại thời điểm đó. Ngay cả khi cuối cùng cô muốn có con nhưng không thể thụ thai, thì Yang vẫn không hối hận về quyết định đã từng theo lối sống DINK.
"Cả tôi và chồng đều thuộc thế hệ sau những năm 1980. Chúng tôi có quan điểm riêng về cuộc sống của mình thay vì chạy theo số đông hay truyền thống. Chúng tôi muốn có nhiều thời gian để giao lưu và kết nối với mọi người, để phát triển sự nghiệp tốt hơn và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn. Hơn nữa, tôi không phải loại người dễ bị thu hút bởi một đứa bé”, Yang nói.
Yang cho biết gánh nặng của việc nuôi dạy một đứa trẻ ở một thành phố lớn như Bắc Kinh là rất nặng nề. Chi phí trông trẻ và ghi danh tại trường mẫu giáo tốt nhất có thể trở thành vấn đề đau đầu của các cặp vợ chồng trẻ, dù có thu nhập nhân đôi.
"Tôi biết một số người hối tiếc vì giờ họ đã quá già để có con, nhưng họ vẫn có cuộc sống rất giàu có với những chuyến du lịch khắp nơi. Tôi không nghĩ rằng mình sẽ hối hận vì quyết định theo lối sống DINK. Tôi sẽ chỉ làm theo những gì trái tim mình mách bảo”, Yang trải lòng.
Tạm kết
Không giống như phương Tây, những người chọn lối sống DINK ở Châu Á thường bị nhận xét là sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân, muốn thoát khỏi những trách nhiệm và nghĩa vụ của bố mẹ với con cái. Tuy nhiên, mỗi người đều chỉ có một cuộc sống cho riêng mình. Bản thân mỗi người đã phải sống cho cuộc đời của họ, hãy nên cứ làm theo những gì mình muốn, những gì mình cho rằng sẽ đem lại hạnh phúc cho mình và bạn đời.
DINK là một trong số muôn vàn lựa chọn của cuộc sống, cũng như có người chọn kết hôn thì sẽ có người chọn sống độc thân, là mẹ đơn thân, làm cha đơn thân, có người chọn nhẫn nhịn chịu đựng để gìn giữ hơn nhân, cũng có người chọn ly thân hoặc ly hôn để tìm hạnh phúc mới.
Có người chọn sinh long phụng đủ đầy, nhưng cũng có người chọn chỉ sinh một đứa. Đã gọi là lựa chọn mang tính cá nhân thì hãy chúng ta cần phải tôn trọng, không soi mói, phán xét đặc biệt không nên hả hê khi thấy họ phải chịu trách nhiệm cho những quyết định "mang tính thời điểm" của mình.
(Nguồn: Globaltimes)
Pháp luật và Bạn đọc