Lối sống hiện đại được xem là yếu tố dẫn đến ung thư, nên sớm làm 10 việc để phòng bệnh
Sau đây là danh sách 10 yếu tố nguy cơ cao gây ra ung thư trong lối sống hàng ngày. Lời khuyên dành cho bạn là nên giảm những nguy cơ đó để phòng bệnh tốt hơn.
- 08-11-2019Ăn 1-3 lần món này mỗi tuần, quý ông bớt sợ ung thư
- 08-11-20193 kiểu ung thư khiến người bệnh không tin vào nguyên nhân: BS chỉ ra "sát thủ giấu mặt"
Bài viết này của Tiến sĩ Mao Chí Kiên đăng trên kênh Sức khỏe (TQ) trao đổi về thực trạng tỉ lệ mắc ung thư ngày càng tăng cao có phải là do lối sống hiện đại có nhiều thói quen xấu tiềm ẩn nguy cơ gây ra ung thư hay không.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao người hiện đại dễ bị ung thư? Chúng ta cùng tìm hiểu những yếu tố có liên quan, nếu biết sớm, bạn có thể có những cách chăm sóc sức khỏe và bảo vệ bản thân tốt hơn.
Đã có rất nhiều nghiên cứu công bố rằng, việc xuất hiện nhiều bệnh ung thư có liên quan đến lối sống không lành mạnh, và một số lối sống hiện đại là vấn đề đang gây nhiều hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe.
Ví dụ như hút thuốc, nghiện rượu, thiếu các hoạt động tập thể dục, ít vận động, thói quen ăn uống kém, thức khuya và lo lắng…
Từ những yếu tố được cảnh báo, bác sĩ, tiến sĩ Mao Chí Kiên khuyên bạn nên sớm thay đổi lối sống nguy hại và phát triển lối sống lành mạnh, đây chính là chìa khoa có thể giúp chúng ta làm giảm nguy cơ ung thư ở một mức độ nhất định.
Tại sao người hiện đại lại dễ bị ung thư? 10 nguyên tắc phòng chống ung thư cần ghi nhớ
1, Phải bỏ thuốc lá hoàn toàn
Để khuyên ai đó cai thuốc thực sự là một lời nói sáo rỗng. Mọi người đều đã biết rồi và tỏ ra rất khó chịu, và các bác sĩ cũng khó chịu khi phải nói mãi về vấn đề này. Nhưng vẫn cần phải nhắc lại rằng hút thuốc là lối sống không lành mạnh nhất cho sức khỏe và phải kiên quyết bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
2, Không uống rượu hoặc thỉnh thoảng uống một lượng nhỏ
Rượu trắng và các loại rượu mạnh khác nên cố gắng tránh uống. Nếu bạn không tránh được việc uống rượu do phải tham gia vào các bữa tiệc thì nên hạn chế uống ở mức ít nhất có thể, thậm chí hãy tìm lý do để đừng uống.
Trong trường hợp gần như phải uống vì để giữ phép lịch sự thì bạn nên kiểm soát lượng và thỉnh thoảng uống với một số lượng nhỏ, cần chú ý đến nồng độ và chủng loại rượu.
3, Duy trì cân nặng bình thường, tránh thừa cân và béo phì
Chỉ số khối cơ thể (BMI) = cân nặng (kg)/ Chiều cao *(nhân) chiều cao (m)
Các giá trị của chỉ số cân nặng nên giao động từ khoảng 18,5 đến 24,9 là trọng lượng khỏe mạnh bình thường, thấp hơn 18,5 là trọng lượng cơ thể gầy, 25 đến 29,9 là bạn đã thừa cân và lớn hơn hoặc bằng 30 đối nghĩa là đã thừa cân nặng hoặc béo phì.
Nên kiểm soát cân nặng của bạn trong phạm vi BMI khỏe mạnh, hãy ghi nhớ câu nói nổi tiếng, hạn chế cái miệng và phát huy đôi chân, có nghĩa là bạn nên ăn uống có kiểm soát và tăng cường vận động nhiều hơn.
4, Tuân thủ việc kiên trì tập thể dục, tránh việc ngồi yên một chỗ, ít vận động
Thiếu tập thể dục sẽ gây ra các vấn đề thừa cân và béo phì và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau như ung thư đại trực tràng và nhiều loại ung thư khác.
Nên nhớ rằng thời gian làm việc của bạn chỉ kéo dài trong khoảng 1 ~ 2 giờ, là phải đứng dậy trong 15 phút để vận động hoặc di chuyển để đổi tư thế, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần.
5, Đảm bảo thời gian ngủ đủ, tránh thức khuya
Ngủ muộn, thức khuya trong một khoảng thời gian ngắn không thể thấy được thiệt hại, thời gian kéo dài, vấn đề sức khỏe sẽ trở nên nghiêm trọng, mặc dù bạn có nhìn thấy hay không. Nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng những người thức đêm có khả năng mắc ung thư cao hơn những người có giấc ngủ bình thường.
Lời khuyên dành cho bạn về thời gian ngủ của người lớn là nên ngủ 6 đến 8 giờ mỗi ngày.
6. Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, không ăn kiêng hoặc phiến diện
Ăn tất cả mọi thứ, chỉ là không quá nhiều để bạn có thể đạt được một chế độ ăn uống cân bằng. Không phải ăn kiêng hoặc ăn thiên lệch theo một nhóm thực phẩm nào đó.
Duy trì việc ăn uống đa dạng, đầy đủ ngũ cốc nguyên hạt, thịt, rau và trái cây nên được ăn hàng ngày, từ đó để tránh và giảm tiêu thụ đồ ăn vặt, bao gồm cả thực phẩm chiên rán, thực phẩm đường phố, thực phẩm chế biến sẵn.
7, Không uống nước ngọt hoặc các loại đồ uống khác thay nước lọc
Không uống hoặc hạn chế uống đồ uống có đường, thay vào đó, bạn nên uống nước đun sôi để nguội.
Nước lọc chính là loại nước tốt nhất, không chỉ để làm dịu cơn khát của bạn, mà còn có khả năng tuyệt vời nhất để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của cơ thể thông qua chuyển hóa tế bào, điều tiết nhiệt độ cơ thể, tăng nồng độ hemoglobin trong máu, tăng cường chức năng miễn dịch, cải thiện sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật.
Đừng bao giờ đợi đến khi khát mới uống nước.
8, Đừng ăn quá mặn
Hạn chế lượng natri hàng ngày, không ăn hoặc ăn ít thực phẩm tẩm ướp quá nhiều muối. Ăn quá nhiều muối không chỉ làm tăng gánh nặng cho thận mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường và ung thư dạ dày.
9, Tránh làm việc quá sức, chú ý nghỉ ngơi đủ, làm việc và nghỉ ngơi đan xen hợp lý
Từ mệt mỏi đến làm việc quá sức, chỉ có năm bước: Một là mệt mỏi nhẹ, hai là cơ thể nặng nề, ba là cảm thất đuối và kiệt sức, bốn là cơ thể xuất hiện bệnh, năm là bệnh nặng và có thể cướp đi sinh mệnh của bạn.
Những người đang phải đứng để làm việc thì có thể ngồi hoặc nằm khi nghỉ ngơi trong thời gian rảnh rỗi, những người làm việc tại bàn thường xuyên thì phải đứng lên và mở rộng ngực trong khi nghỉ ngơi. Bất kỳ khi nào bạn đều nên tranh thủ nghỉ ngơi xen kẽ thời gian làm việc.
10, Tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá nhiều
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dịu nhẹ thì rất tốt nhưng nếu tiếp xúc quá nhiều với nắng gắt có thể bị nhiễm quá nhiều tia cực tím có thể gây lão hóa da, và thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư da. Hãy chú ý phơi nắng vừa phải sẽ rất tốt cho sức khỏe.
*Theo Health/TT
Trí thức trẻ