Lợi suất trái phiếu tăng vọt khiến nhà đầu tư lo ngại, Phố Wall diễn biến trái chiều
Kết thúc phiên 16/2, chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều, S&P 500 rời đỉnh lịch sử trong bối cảnh lợi suất trái phiếu tăng khiến nhà đầu tư lo ngại.
- 16-02-2021Bitcoin tăng bùng nổ, lần đầu tiên vượt mốc 50.000 USD
- 16-02-2021Chuyện gì sẽ xảy ra nếu 'bong bóng Tesla' vỡ tung?
S&P 500 mất mức tăng 0,4% và đóng cửa thấp hơn 0,1% với 3.932,59 điểm. Nasdaq Composite giảm 0,3% xuống 14.047,50 điểm. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đóng cửa tăng 64,35 điểm, tương đương 0,2%, lên 31.522,75 điểm, chạm mức cao kỷ lục.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng 9 điểm cơ bản vào thứ Ba, lên 1,30%, mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 2/2020. Lợi suất trái phiếu 30 năm cũng đạt mức cao nhất trong 1 năm. Nhiều người ở Phố Wall tin rằng, việc lợi suất trái phiếu tăng cao có thể khiến thị trường chứng khoán vốn đang "bay cao" sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn, đồng thời gây ra mối đe dọa đối với các lĩnh vực như công nghệ vốn được hưởng lợi từ môi trường lãi suất thấp.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm - vốn được sử dụng làm thước đo cho các khoản thế chấp, cho vay sinh viên và lãi suất đi vay hàng năm của thẻ tín dụng, giao dịch quanh mức khoảng 0,6% trong phần lớn năm 2020. Nhiều người lo ngại rằng sự phục hồi của lợi suất trái phiếu có thể cản trở sự phục hồi kinh tế, khi các công ty và người tiêu dùng phải chịu mức lãi suất đi vay ngày càng cao. Trong khi đó, những người khác băn khoăn về việc đợt kích thích tài khóa mới có thể khiến mức giá tăng lên sau 1 thập kỷ không lạm phát.
Năng lượng là lĩnh vực hoạt động tốt nhất ở phiên này, tăng 2,3% do đợt lạnh sâu kéo dài ở miền Nam nước Mỹ đã đẩy giá dầu và đưa giá dầu thô WTI lên trên 60 USD/thùng lần đầu tiên trong hơn một năm.
Thị trường đã ghi nhận mức tăng vững chắc trong tháng này nhờ vào việc vắc-xin Covid-19 được sử dụng, nền kinh tế mở cửa trở lại và kỳ vọng về gói kích thích tài chính lớn hơn. Chỉ số Dow đã tăng 5,1% trong tháng 2, trong khi S&P 500 và Nasdaq lần lượt tăng 5,9% và 7,5%. Chỉ số S&P 500 đã tăng lên mức kỷ lục trong 10 lần đóng cửa phiên vào năm 2021.
Chỉ số Biến động Cboe (VIX), được giao dịch dưới mốc 20 điểm, ổn định ở mức 19,97 vào thứ Sáu tuần trước, lần đầu tiên kể từ tháng 02/2020. Tuy nhiên, đà tăng của thị trường "giảm nhiệt" khi chỉ số VIX tăng trở lại. Chỉ số này đã tăng lên trên mức 21.
Việc VIX phá vỡ mốc 20 được một số người ở Phố Wall coi là tín hiệu "rủi ro" lớn, có thể kích hoạt hoạt động mua từ các nhà giao dịch thuật toán và nhà đầu tư lớn khác. Chỉ số này giao dịch tăng khoảng 1 điểm lên mức 21 vào đầu phiên hôm qua.