MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lợi thế của Khánh Hòa về kinh tế biển chưa được khai thác hợp lý

Lợi thế của Khánh Hòa về kinh tế biển chưa được khai thác hợp lý

Sau gần 10 năm thực hiện Kết luận 53 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, tiềm năng, lợi thế của Khánh Hòa về kinh tế biển chưa được khai thác hợp lý và phát huy hiệu quả để tạo ra sự đột phá cho phát triển.

Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Nam, để phát triển bền vững kinh tế biển Khánh Hòa, bên cạnh cụ thể hóa các bài học kinh nghiệm quốc tế và chủ trương, giải pháp lớn của Đảng và Chính phủ thì tỉnh cần chú trọng sử dụng hợp lý vùng ven biển, các đảo và các thủy vực ven bờ (đầm, vũng, vịnh) phù hợp với bản chất tự nhiên và thế mạnh của từng loại hình. Bởi phát triển kinh tế biển hiệu quả và bền vững gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng trên biển không chỉ vì chiến lược phát triển riêng của Khánh Hòa mà còn tạo động lực phát triển và thúc đẩy liên kết vùng, cũng như vì lợi ích toàn cục của quốc gia.

“Phát triển năng lượng biển tái tạo một số ngành năng lượng mới. Chúng tôi đề nghị chú ý là phát triển điện gió, năng lượng mặt trời trên biển, đảo phát triển ngành nghề chế tạo thiết bị phục vụ công nghiệp, năng lượng tái tạo, phát triển hệ thống đô thị biển, dược liệu biển, kinh tế dựa vào bảo tồn biển du lịch sinh thái và nghề cá giải trí rồi nuôi biển bền vững bao gồm đô thị các chuỗi đô thị ven biển và đô thị đảo, thực hiện những chương trình khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế biển bền vững của tỉnh.

Tôi đề nghị là Khánh Hòa có thể đi đầu trong việc thành lập Trung tâm quốc tế về công nghệ đại dương và đổi mới sáng tạo, vì cái này là trong Nghị quyết 36 và nghị quyết 09 đã đề cập nhưng chưa tỉnh nào làm được” - PGS. TS Nguyễn Chu Hồi nói./.

Theo Văn Hiếu

VOV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên