Lời trăn trối của chàng trai 20 tuổi gửi tới người trẻ: "Căn bệnh giết chết chúng ta không phải ung thư mà chính là cách chúng ta đối xử với cơ thể của mình"
Con người, mãi sẽ không bao giờ biết trân trọng bản thân mình cho đến khi nhận ra, sức khỏe chẳng còn được như trước. Đôi tay đã mỏi, đôi chân đã mệt và đôi mắt đã chẳng còn tinh anh.
- 20-04-2019Những thói quen gây hại sức khoẻ tuyệt đối không nên làm sau bữa ăn
- 20-04-2019Hãy "gắn chặt" với 7 thói quen được khoa học chứng minh này nếu bạn muốn sống khỏe mạnh dù ở bất kỳ độ tuổi nào: Hóa ra "suối nguồn thanh xuân" luôn tồn tại trong chính mỗi người
Một người hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh lại đột nhiên mắc bệnh hiểm nghèo, đột nhiên ốm rồi nằm viện. Hóa ra, đằng sau cơ thể khỏe mạnh ấy chỉ là đang chống chọi với thời gian của bản thân.
01
Hôm nay trên facebook tôi nhiều người đổi hình đại diện thành màu đen. Tò mò mở vào đọc những bình luận trong ấy, ngoài những dòng tương tác chia sẻ nỗi buồn, có một bình luận thế này: "Để hoàn thành bài tốt nghiệp, cậu ấy đã vẽ thiết kế liên tục không ngừng nghỉ suốt 2 tuần liền. Cậu ấy vừa vẽ, vừa ăn đồ ăn nhanh và gần như thức trắng để hoàn thành kịp bài. Sau khi hoàn thành xong cậu lên giường ngủ rồi ra đi như thể mình đã hoàn thành việc ở thế gian này vậy."
Đọc đến đó, bỗng lòng tôi buồn vô hạn. Phải chăng cậu ấy làm từ trước, phải chăng bài vở không có thời hạn, phải chăng cậu ấy chăm sóc cơ thể mình tốt hơn thì có lẽ mọi chuyện đã khác.
Cậu ấy mới chỉ 22 tuổi, tương lai phía trước còn đang đón chờ. Vậy mà, cậu ấy lại vội vã rời khỏi thế gian này.
Chúng ta vẫn nghĩ, cái chết ở rất xa chúng ta cho đến khi chúng ta nhận ra rằng nó thật sự gần hơn chúng ta nghĩ rất nhiều.
Tôi có một cô bạn thân, ngày mới vào học cô ấy là cô gái vô cùng nhỏ nhắn, xinh đẹp. Vậy mà chỉ 4 năm sau cô bạn nhỏ nhắn ngày trước biến thành một cô nàng mập mạp, béo ú từ khi nào.
Ai cũng ngỡ ngàng trước sự thay đổi ấy và những thay đổi đến từ việc cô ấy thức khuya quá nhiều, ăn đêm thường xuyên và không có cách nào kiểm soát chúng.
Nhìn thấy sự thay đổi của cô ấy khiến tôi chợt nhận ra, cuộc sống này không một ai có khả năng lường trước được chữ “ngờ”. Thức khuya luôn là một nguy cơ khủng khiếp hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ và tưởng tượng đến.
Việc ngủ không đủ giấc sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và dẫn đến stress, trí nhớ, lão hóa và tăng nguy cơ béo phì.
02
Đã từng có một cuộc khảo sát trong những năm 90 về vấn đề giấc ngủ và thật sự đáng sợ khi con số có đến 84% người có vấn đề về giấc ngủ và ⅓ trong số họ chỉ ngủ sau 1h sáng.
Người hiện đại họ tự cho rằng bản thân đủ khỏe mạnh để có thể chịu đựng được áp lực trong cuộc sống. Con người, ai cũng bị ràng buộc bởi trường học, công việc và các hoạt động xã hội vào ban ngày. Thời gian riêng của một người chỉ là buổi tối, họ trả đũa việc mình làm việc cả ngày bằng việc thức khuya, ăn đêm để thỏa mãn bản thân.
Đừng cho rằng bạn khỏe mạnh thật sự. Chính bạn là người hiểu rõ cơ thể mình nhất, bạn sẽ sớm phung phí cuộc sống của mình vào thói quen xấu ấy nếu không sớm nhận ra và thay đổi chúng.
Thực tế, mọi người thường bướng bỉnh, kiêu ngạo và cho rằng bản thân còn khỏe, còn trẻ. Bạn tưởng rằng bạn sẽ sống đến 70 - 80 tuổi rồi hài lòng với nó mà không nhận ra rằng nếu đánh đổi thanh xuân vì tiền bạc, sử dụng cơ thể để đổi lấy tiền trước năm 30 tuổi thì chỉ sợ bạn chẳng sống nổi đến tuổi 40 để thỏa mãn những thứ mình muốn.
Vào bệnh viện, tôi giật mình khi thấy một anh cao to khỏe mạnh nằm trên giường bệnh. Hỏi ra mới biết lý do rằng anh ấy thức đến 1h sáng trong suốt một thời gian dài và ngày cuối tuần thì ngủ thông đến tận 12 tiếng mà chỉ ăn có một bữa trưa chỉ vì hoàn thành nốt dự án để nhận tiền thưởng.
Nhưng rồi, số tiền thưởng anh nhận được anh lại phải bỏ ra để chi trả viện phí, nằm trên giường bệnh thay vì được ở ngoài kia mua sắm, đi chơi, ăn uống cùng người thân, bạn bè.
Làm việc thường xuyên, liên tục kéo dài kết hợp với việc không tập thể dục lâu dài sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của của cơ thể.
Đã từng có không ít người, không ít lời khuyên rằng đừng để quá muộn mới chăm sóc sức khỏe của bản thân và điều đó chưa bao giờ là sai cả.
03
Tôi từng xem được một video về một bộ phim nói về cuộc sống hàng ngày của một chàng sinh viên trẻ, 20 tuổi. Nhân vật chính trong câu chuyện mỗi ngày đều trải qua những thói quen. Sáng sớm tỉnh dậy, vội vã với tay tắt chiếc đồng hồ báo thức rồi ra khỏi giường.
Để có thể không bị trễ giờ làm anh ấy rán vội quả trứng, thịt xông khói, xúc xích cho vào lò quay nóng lại để ăn. Thức ăn nhanh ăn vào cơ thể vào buổi sáng khiến cơ thể chẳng kịp thích nghi và mọi cơ quan đều hoạt động hết công sức đến mức cơ thể dường như quá tải.
Sau khi ăn uống anh ta còn đốt một điếu thuốc, tận hưởng cảm giác hồi hộp khi nuốt những đám mây và phổi của anh ấy lên tiếng bằng những tiếng ho khan kéo dài.
Kéo dài quá trình như thế, các cơ quan trên cơ thể anh bắt đầu tấn công anh cùng một lúc. Nhận được sự giúp đỡ của bác sĩ mọi chuyện qua đi nhưng anh vẫn hoạt động như mọi khi mà bỏ quên lời khuyên của bác sĩ dành cho mình.
Kết quả, hẳn ai cũng lường trước được chuyện xảy ra. Anh bị ung thư, tế bào ung thư lan rộng, di căn nhanh chóng và lúc này anh mới 30 tuổi, anh chỉ còn cách nằm trên giường bệnh, nhìn cuộc sống trôi qua ngoài khung cửa sổ.
Đừng cho rằng căn bệnh này ở rất xa bạn. Bạn luôn biện minh rằng mình không có thời gian tập thể dục nhưng bạn lại không biết rằng xếp hàng chờ đến lượt mình khám trong bệnh viện còn mất nhiều thời gian hơn.
Nếu bạn không chăm sóc cơ thể bạn, không một ai có thể làm điều đó thay thế bạn trong tương lai. "Căn bệnh giết chết chúng ta không phải ung thư mà chính là cách chúng ta đối xử với cơ thể của mình" - chàng trai ấy đã ngậm ngùi nói một câu như thế.
04
Bạn chăm chỉ kiếm tiền, lao động vất vả để có được số tiền đó, tiết kiệm được một khoản tiền lớn đáng tự hào. Nhưng bạn không biết căn phòng bệnh viện có thể nhanh chóng rút hết toàn bộ số tiền của bạn có, thậm chí rút hết cả tiền tiết kiệm của gia đình mình.
Đừng cố thức đêm để kiếm thêm tiền, càng đừng dùng giấc ngủ muộn để che giấu những lo lắng của bản thân. Đừng đợi đến khi bạn phải nằm trên giường bệnh mới thở dài nhận ra, hóa ra sức khỏe của mình đã tụt dốc đến thế.
Con người ai cũng có tham vọng, danh vọng, tiền bạc, địa vị luôn được đặt ở trên. Cuối cùng, cơ thể thứ xứng đáng được xếp đầu lại nằm ở vị trí cuối.
Tiền kiếm được nhiều tiêu nhiều, ít tiêu ít, hết có thể kiếm thêm. Còn một khi cơ thể bị tê liệt thì những gì bạn nghĩ ấy bạn chỉ có thể nói chứ không thể làm.
Chúng ta, ai nấy đều sẵn sàng sử dụng cơ thể, sức khỏe của bản thân để đổi lấy tiền và mọi thứ mà mình muốn. Nhưng nửa sau cuộc đời, chiến đấu đấy mới thật sự khiến bạn nhận ra, dùng cơ thể để đổi lấy tiền không sớm thì muộn bạn cũng lại phải sử dụng tiền bạc để đổi lấy cơ thể khỏe mạnh.
Hãy học cách chăm sóc cơ thể của bản thân, giữ những thói quen tốt, bỏ đi những thói quen xấu.
Ngừng việc ăn đồ vặt, ăn uống nghiêm túc, đủ dinh dưỡng. Chăm chỉ tập thể dục, không viện lý do cho mọi sự lười biếng của bản thân.
Bạn nên nhớ rằng cơ thể của mình, sức khỏe của mình là duy nhất cần bảo vệ chứ không phải tiền tài, danh vọng ngoài kia.
Trí Thức Trẻ