Lớp học quý tộc cho giới nhà giàu Trung Quốc: Chi hàng triệu USD chỉ để học thưởng trà, ăn bánh, hôn gió đúng cách
Khóa học 10 ngày, bay ngay "trăm củ".
- 06-07-2022Founder Mira Florist & Garden: Chàng trai bỏ IT vì quá mê hoa, trở thành ông chủ, bán cả trăm triệu một tác phẩm hoa mang phong cách quý tộc Anh
- 02-07-2022Những hội bạn mê golf đình đám: Tề tựu toàn gương mặt thân quen, nhờ môn thể thao "quý tộc" mà thân thiết
- 21-06-2022Đến tận nơi xem các loài mèo quý tộc "đọ sắc": Mỗi con có giá trên dưới 100 triệu, được chăm sóc kỹ từ lông đến dáng
- 05-04-2022Có gì trong ngôi trường đắt đỏ nhất thế giới, được xem như "lò luyện quý tộc": Tiện nghi xa hoa xứng đáng học phí 3 tỷ VNĐ/năm, chương trình đào tạo chuẩn "tinh hoa"
Nếu như việc theo học các lễ nghi, phong cách phương Tây ở Trung Quốc một vài thập kỷ trước bị cho là suy nghĩ nhất thời, thì hiện nay, xu hướng này gia tăng nhanh chóng trong giới giàu có.
Theo Viện nghiên cứu du lịch nước ngoài của Trung Quốc, số lượng người dân đi du lịch nước ngoài đã tăng vọt từ 10,5 triệu (năm 2000) lên 57,4 triệu (2010) và 149,7 triệu (2018).
Một số hành động "không đẹp" của du khách Trung Quốc được ghi lại trên truyền thông quốc tế đã thôi thúc giới nhà giàu nước này theo học các lớp dạy phong cách "quý tộc" để làm thay đổi bản thân.
Xu hướng theo học các khóa lễ nghi đắt đỏ đang dần thịnh hành ở Trung Quốc
Ngoài ra, xu hướng sử dụng hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng cũng giảm tại Trung Quốc, nhường chỗ cho thị hiếu xài hàng chính hãng, sang trọng và chất lượng cao. Tuy vậy, người ta cho rằng, sở hữu một chiếc túi xách Chanel vẫn là chưa đủ nếu không thực sang trọng để cầm nó. Tương tự, một người có thể làm ra rất nhiều tiền nhưng vẫn không được xem trọng vì thiếu thần thái và tinh tế trong cách ứng xử.
Đó là lý do khiến người Trung Quốc, đặc biệt là giới siêu giàu, ngày càng chú trọng đầu tư vào giáo dục lễ nghi và phong cách ứng xử.
Nhận thấy Trung Quốc là một "mảnh đất màu mỡ", các cơ sở đào tạo nghi thức đã nở rộ trong vài năm qua. Những lớp học như vậy có giá đắt đỏ, từ 4.000 nhân dân tệ (khoảng 570 USD) cho khóa học kéo dài một ngày. Chương trình học 12 ngày đầy đủ các kỹ năng hành xử như một quý tộc phương Tây rơi vào khoảng 100.000 nhân dân tệ (15.000 USD).
Cơ sở đào tạo trứ danh trong lĩnh vực này phải kể đến Academie de Bernadac, chuyên dạy các nghi thức quý tộc Pháp. Học viện này cho hay, khoảng 90% những người đăng ký là phụ nữ trong độ tuổi từ 25-50 đến từ Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến. Những học viên này thường xuyên công tác, du lịch ở nước ngoài và muốn xây dựng hình ảnh đẹp cho đất nước của mình, thông qua hình ảnh cá nhân.
Những người này mong có thần thái và ứng xử tinh tế theo phong cách "quý tộc" phương Tây trong xu thế toàn cầu hóa, đồng thời khẳng định "quốc sĩ" trên trường quốc tế với niềm tự hào về nền văn hóa lâu đời
Các bài học về cách cư xử trên bàn ăn được ưa chuộng nhất. Học viên sẽ được dạy về cách sử dụng dao, dĩa sao cho thanh lịch cũng như làm thế nào để đứng lên, ngồi xuống, tạo dáng chụp ảnh. Academie de Bernadac thiết kế nhiều khóa học khác nhau phù hợp với từng nhu cầu.
Ví dụ điển hình như Elegant Goddess Divine Deportment (Nữ thần thanh lịch) là khóa học 3 ngày về cách tự làm chủ bản thân có giá 6.988 nhân dân tệ (hơn 1.000 USD ). Khóa học Elegantly Outstanding (Thanh lịch nổi bật) diễn ra trong một ngày về giao tiếp xã hội và cách cư xử trên bàn ăn mất 3.888 nhân dân tệ (xấp xỉ 600 USD ).
Các học viên sẽ được dạy cách hành xử trong mọi tình huống hàng ngày đến phong tục ăn uống của giới thượng lưu.
Thế hệ "ngậm thìa vàng" học cách đi lại sao cho "quý tộc" và "hôn gió" đúng cách
Trước đây, khách hàng của các học viện nghi thức quý tộc tại Trung Quốc thường là phụ nữ trẻ và trung niên thuộc tầng lớp thượng lưu. Tuy nhiên, số lượng các “cậu ấm, cô chiêu” theo học những lớp này ngày càng nhiều.
Những đứa trẻ này đều đang học cách trở thành người ưu tú, không chỉ đến từ hàng hiệu xa xỉ hay gia thế, địa vị xã hội. Cha mẹ mong muốn con cái có được phong thái của giới quý tộc, thượng lưu ngay cả khi chúng còn nhỏ tuổi.
Huấn luyện viên Guillaume de Bernadac dạy trẻ em cách sử dụng dao kéo trong một bài học về phép xã giao và cách cư xử ở trung tâm Thượng Hải
Các em phải cố gắng giữ sách trên đầu trong lớp học nghi thức quý tộc của Academie de Bernadac
Học cách đi lại sao cho "quý tộc"
Và cả cách dùng dao nĩa đúng cách theo hướng dẫn của giáo viên
Ngoài ra, các em còn được tiếp cận với các bài tập khác bao gồm cách giới thiệu bản thân và chào hỏi mọi người, "hôn gió" đúng cách và biết lựa chủ đề nào thích hợp để thảo luận trên bàn tiệc tối
Không ngại chi hàng nghìn USD vào các lớp học, các bậc phụ huynh mong con mình tỏa sáng trong giới thượng lưu vốn cực kỳ cạnh tranh của Trung Quốc. Bởi họ cho rằng người càng lịch thiệp, cư xử đúng mực và thanh lịch sẽ càng có nhiều cơ hội tốt, tỷ lệ thuận với số tiền mình kiếm được và địa vị mình có.
Với nữ nghệ sĩ dương cầm Jacqueline Tang, việc học các lớp ứng xử là điều tối cần thiết. Chính vì thế, bà và con gái đều trở thành học viên của những trường dạy thanh lịch. Con gái của Tang hiện 16 tuổi. Trong âm thanh du dương của nhạc cổ điển, các em nhỏ thượng lưu học mọi kỹ năng xã hội, từ nghi thức ăn uống đến hành xử. Các bài tập còn bao gồm cách giới thiệu bản thân, chào hỏi mọi người, hôn gió và những chủ đề thích hợp để nói chuyện trên bàn ăn.
"Nó phản ánh trình độ học vấn của bạn. Nếu bạn nhai quá lớn, người khác sẽ đánh giá bạn chẳng có gì ngoài tiền và chỉ thuộc tầng lớp thấp kém. Ai cũng đánh giá cao vẻ đẹp nhưng khuôn mặt chỉ là một phần. Bạn có thể là một bông hồng thơm ngát nhưng cần một chiếc bình tinh xảo để sánh bước cùng", nữ nghệ sĩ nói.
Kết
Có những khóa học dạy làm giàu, và có những khóa học dạy người giàu cách tiêu tiền. Ở đây, chúng ta không bàn đến sự đúng sai, vì xét cho cùng kiếm ra tiền cũng phải để hưởng thụ.
Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng tiền không phải là tất cả. Việc quá đam mê và chú trọng tới đồng tiền có thể che mờ giá trị thực sự của hạnh phúc. Tiền có thể đến nhưng cũng đến lúc mất đi, trong khi nhiều thứ quý giá, theo dòng chảy của thời gian, lại chẳng thể lấy lại.
Thể thao văn hóa