LỰA CHỌN hay NỖ LỰC, cái nào mới thực sự quan trọng? - nếu từng đặt ra câu hỏi này, chứng tỏ bạn vẫn chưa biết nửa câu còn lại chính là chìa khóa đi tới thành công
Hầu hết mọi người đều cảm thấy cuộc sống là một cuộc chiến bởi họ không biết rằng cuộc sống có thể trở nên dễ dàng hơn.
- 17-05-2018Một "zombie công sở" gửi sếp: Bận rộn mà vui, nhiều mấy cũng nỗ lực, công việc vô nghĩa, vặt vãnh thì sức mấy cũng chỉ thấy… "mệt, mệt, mệt"
- 25-04-2018Lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực: Cùng 30 tuổi, tại sao lương bạn bè lại khác nhau một trời một vực
- 25-04-2018Tại sao tuổi trẻ phải nỗ lực kiếm tiền?: Tiền không phải là tất cả, nhưng muốn có tất cả bạn buộc phải cần tiền
Gần đây đọc được một chia sẻ, làm tôi rất xúc động:
Hơn 20 năm trước, bố tôi vượt qua trăm cay nghìn đắng, đến được thành phố này, an cư lạc nghiệp.
Kết quả là gần đây, đất ở quê nằm trong quy hoạch, chị gái bố nhận đền bù hơn 10 tỷ. Bố tôi đã bị sốc. Ở thành phố chịu bao nhiêu khó khăn đắng cay, vậy mà căn nhà hiện tại không quá 3 tỷ, không bằng ở lại quê nhà, tiền tỷ tự đến tận tay, chỉ dùng phần đuôi số tiền, cũng dễ dàng mua được đất chỗ khác. Thực sự, những ngày gần đây, cả nhà tôi rơi vào trạng thái sốc, cảm giác những khổ nhọc trước đây là vô ích…
Sự bất bình của cô gái trẻ, bất kỳ ai đọc được có lẽ cũng sẽ thấy đồng cảm.
Có thể thấy, đôi lúc lựa chọn quan trọng hơn nhiều so với nỗ lực. Thậm chí, cho dù bạn có cố gắng đến đâu đi chăng nữa, cũng không chạy thắng được người có may mắn trời ban.
Tôi thực sự muốn an ủi cô, và kể cho cô nghe một câu chuyện. Hi vọng cô có thể hiểu được nửa câu sau của câu nói "lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực".
Vốn dĩ không có lựa chọn sai, sai là thời gian quá ngắn
Tốt nghiệp năm đó, hai người bạn đại học Đoàn và Tùng cùng vào làm ở một công ty thiết kế. Lương 6 triệu
Không giống như Đoàn chăm chỉ thiết kế, cống hiến hết mình, Tùng đi làm với tư tưởng tích lũy kinh nghiệm, mục đích chính là để mở rộng mối quan hệ, làm quen với các dự án.
Quả nhiên, hai năm sau, Tùng với không ít các dự án, ra ngoài tự mở công ty, không lâu sau nắm trong tay cả trăm tỷ, khiến chúng tôi đều vô cùng ngưỡng mộ.
Lúc đó tôi đã nghĩ: Thực sự, lựa chọn đúng quan trọng hơn trăm ngàn lần so với nỗ lực!
Còn Đoàn, dù cố gắng đến đâu, có chăng cũng chỉ là chút kiến thức chuyên môn. 15 năm trôi qua, những người bên cạnh đến rồi lại đi, Đoàn vẫn ở đó kiên trì làm thiết kế, lương 20 triệu.
Nhiều người trong số bạn bè chúng tôi khuyên cậu chuyển nghề, công việc này quá vất vả, lại không có tiền, không ít người còn lấy Tùng làm ví dụ, nói nếu trước đây cậu cũng tự ra ngoài kinh doanh, giờ có lẽ cũng đã có sự nghiệp riêng.
Trong mắt chúng tôi, nếu so sánh, thắng thua đã quá rõ ràng.
Đoàn thì vẫn mãi như vậy, khi người ta đi BMW, cậu vẫn đi bus công cộng, kiên trì tận tụy sáng tạo ra những thiết kế tinh xảo nhất.
Vì sống trong cùng một thành phố, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn đi ăn với nhau, mỗi lần xuất hiện, cậu vẫn vậy, giản dị, thư thái và nồng hậu, thích gọi những món ăn dân giã quen thuộc.
Chẳng ai ngờ được, buổi họp lớp sau 10 năm hôm đó, Đoàn đăng một tin gây "chấn động" trên trang cá nhân: một dự án của cậu đạt giải thưởng quốc tế, nhận được tiền thưởng 50 tỷ từ doanh nghiệp nọ kèm theo hợp đồng hợp tác...
Trong chốc lát, chúng tôi tự đáy lòng đều có cảm giác tự hào và mừng cho cậu: một người giữ vững kiên trì, cuối cùng cũng đợi được thành quả xứng đáng thuộc về mình.
Trong câu chuyện trên, Tùng có thể nói là một con người phát triển toàn diện: 75 điểm năng lực chuyên môn + 75 điểm năng lực nghiệp vụ + 75 điểm năng lực quản lý, vậy nên cậu chọn con đường kinh doanh. Còn Đoàn tự biết rõ bản thân, 100 điểm năng lực chuyên môn + 30 điểm nghiệp vụ + 0 điểm năng lực quản lý, vì vậy chỉ có thể chọn con đường chậm hơn người khác.
Điều khó có được nhất, chính là sự kiên định đến cùng.
Lựa chọn quan trọng hơn cố gắng, nhưng thời gian để đánh giá đúng hay sai nhất định phải đủ dài. Chưa chắc bạn đã lựa chọn sai, có thể là do thời gian quá ngắn.
Mỗi một giao lộ, dù có chọn hướng nào thì đều có thể thấy được đúng cuộc đời bạn
Đại học Stanford từng có khóa học trị giá 9000 đô la Mỹ với tên gọi "thiết kế tư duy" chính là để dạy bạn làm thế nào để thiết kế hướng đi cho bản thân tại mỗi ngã rẽ cuộc đời
Người sáng lập ra khóa học này phát hiện, trong cuộc sống của mỗi người, sẽ luôn không ngừng xuất hiện vô số vấn đề. Mọi lựa chọn đều được xem là chính xác trong hoàn cảnh đó, thì cũng không có khuôn mẫu chung nào cho sự thành công.
Cái gọi là chọn đúng đường, thực ra không có định nghĩa chính xác.
Hơn 10 năm trước, tôi tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sữ, ngày ra trường trong tay cũng có vài tấm giấy mời làm việc. Có cả ở tỉnh lẻ, có cả ở công ty lớn, có vị trí dường như an nhàn ổn định đến ngày về hưu…
Cuối cùng, tôi bất đắc dĩ từ bỏ cơ hội việc làm lương cao, chế độ tốt ở tập đoàn viễn thông nọ, lựa chọn kiểm toán - lĩnh vực bản thân hoàn toàn không biết gì. 4 năm đèn sách, chữ thầy trả hết cho thầy, tôi bắt đầu dò dẫm trên con đường mới của mình.
Lựa chọn này, chỉ sau 1 tháng thử việc, đã nhanh chóng bị lay chuyển.
Bên cạnh tôi đều là những người có kiến thức chuyên môn, đa số đều học 4 năm kế toán ra trường. Còn tôi, như một trang giấy trắng!
Thậm chí không lâu sau đó, tôi còn nghe nói, người thay tôi nhận lời mời vào tập đoàn viễn thông nọ, thu nhập mỗi tháng đã ngoài 30 triệu. Lúc đó, tôi hận thời gian không thể quay lại, tôi hận bản thân về lựa chọn sai lầm này!
Hối hận, không can tâm, đố kỵ là tất cả những gì tôi đang có!
Trải qua cả nghìn lần đấu tranh tư tưởng mạnh mẽ, tôi vẫn chọn ở lại đây, làm được 8 năm...
Không ai biết được, trong 8 năm này, khi không ít đồng nghiệp từ bỏ thi CPA (chứng chỉ hành nghề kế toán kiểm toán), tôi vẫn thường xuyên tăng ca đến đêm đọc sách, làm đề đến sáng, những kiến thức mà người khác có 4 năm đại học, tôi dùng thời gian ngoài 12h đi làm để bù đắp.
Khi người khác thong dong trong công việc, tôi chỉ có thể giữ vững niềm tin vào sự cần cù, có thể tiến thêm một bước, cũng là rút ngắn khoảng cách đi một bước.
Thời gian nhanh chóng trôi qua, 8 năm qua đi dần thay đổi cuộc sống của tôi. Những tích lũy có được từ những đêm thức trắng từng ngày đưa tôi đi xa hơn, đến phần ít chông gai của con đường.
Hiện tại, những người bạn của tôi làm ở tập đoàn nọ, có người đã lên đến chức tổng giám đốc, có người tự mở công ty, cuộc sống đều vô cùng sung túc. Còn tôi, cũng đã trở thành CFO (giám đốc tài chính), đi một con đường mặc dù hoàn toàn khác, và cũng là một con đường đầy triển vọng.
Điều này chứng minh, dù bạn có thiết kế cuộc đời thế nào, thực ra, đều đúng!
Mỗi một giao lộ, dù có chọn hướng nào thì đều có thể thấy được đúng cuộc đời bạn
Đúng và sai, đôi khi chỉ ở chỗ sau khi lựa chọn, sự cố gắng của bạn đã đủ lớn hay chưa?
Không phải lựa chọn sai, mà là lòng người đã thay đổi
Hàng ngày, bên cạnh chúng ta không ít những câu chuyện đời thực về nghỉ việc, từ bỏ, li hôn,.. mỗi một câu chuyện đều chứa đựng những lí lẽ riêng, nguyên nhân riêng, mọi lựa chọn và quyết định đều đúng.
Lựa chọn dễ dàng, giữ vững quyết tâm ban đầu mới là khó
Những câu chuyện đó, từ một góc độ khác, chúng ta sẽ đưa ra câu hỏi: nếu muốn đổi, vậy tại sao ban đầu lại chọn?
Đúng vậy, con đường chúng ta đang đi, không phải chính là hướng mà ở giao lộ nọ, chúng ta dùng mọi sự tỉnh táo để tính toán và lưạ chọn sao? Tại sao đến hôm nay chúng ta lại chán ghét? Vậy nên, không phải cần thay đổi lựa chọn, mà là lòng người đã thay đổi
Tôi đoán, câu chuyện gia đình của cô gái trẻ nọ ở đầu bài viết, mặc dù mất cơ hội có một khoản tiền bồi thường lớn, nhưng ở thành phố lớn, nhất định sẽ có những trải nghiệm cuộc sống phong phú hơn, tiện lợi hơn, có nhiều cơ hội hơn.
Được nhìn thấy một thế giới rộng lớn hơn, vốn dĩ đã là một món quà khi bạn được sinh ra trong cuộc đời.
Cuộc đời vốn dĩ không tồn tại cái gọi là tốt nhất, lựa chọn cũng chưa từng bạc đãi với bất kỳ ai.
Lựa chọn quan trọng hơn cả nỗ lực, vậy nửa câu sau sẽ là: Nhưng chỉ cần nỗ lực, bạn sẽ xứng đáng với lựa chọn ban đầu.
Trí thức trẻ