Luật bảo hộ cá nhân phá sản - Chiêu mới để kích cầu?
Thượng Hải đã trở thành thành phố đầu tiên ở Trung Quốc áp dụng luật bảo hộ phá sản đối với cá nhân.
- 23-07-2021Olympic Tokyo: Từ 'cục cưng' thành 'cục nợ' 20 tỷ USD của Nhật Bản
- 13-07-2021Ôm tư tưởng nợ sẽ giải quyết được mọi áp lực, chính phủ các nước phát triển tiếp tục đi vay nhiều chưa từng thấy
- 09-07-2021Ôm mộng lấy bằng thạc sĩ từ những ngôi trường danh giá, sinh viên Mỹ bế tắc khi không thể trả hết nợ dù đã đi làm vài năm
- 08-07-2021Nợ khủng tròng cổ 122 năm, 60% dân số kiếm được 2USD/ngày: Tại sao Haiti nghèo đến tuyệt vọng?
Mỗi ngày Liang Wenjin nhận được tới 7 – 8 cuộc điện thoại dọa dẫm từ các chủ nợ. Sinh sống ở Thâm Quyến, thành phố nằm ngay gần Hong Kong, Liang bắt đầu kinh doanh tai nghe Bluetooth từ năm 2018. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ của anh không thể đứng vững và bị giáng 1 đòn nặng nề từ đại dịch Covid-19. Cuối cùng Liang quay trở lại với công việc kỹ sư nhưng khoản nợ 750.000 nhân dân tệ (tương đương 115.000 USD) vẫn còn đó và đè nặng lên tâm trí anh.
Gần đây những khoản nợ như của Liang đã tăng lên nhanh chóng ở Trung Quốc. Từ mức chưa đến 40% GDP năm 2015, nợ hộ gia đình đã vượt mốc 62% vào cuối năm ngoái. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản nợ thế chấp, hệ lụy của thị trường bất động sản sốt nóng. Còn những khoản "nợ hoạt động" như của Liang chiếm khoảng 20% tổng số.
Các khoản nợ này đang khiến nỗ lực duy trì tăng trưởng kinh tế của Chính phủ Trung Quốc trở nên phức tạp hơn. Vừa phải "chiến đấu cam go" với các rủi ro tài chính, các nhà hoạch định chính sách cương quyết vẫn sẽ mạnh tay "trong thời bình". Họ muốn ổn định nợ và hạ nhiệt thị trường nhà đất. Tuy nhiên bên cạnh đó còn là mục tiêu thứ ba: khuyến khích tiêu dùng để hỗ trợ đà phục hồi của nền kinh tế vốn không còn có thể dựa vào xuất khẩu nhiều như trước.
Có thể nói hai mục tiêu đầu tiên không đồng điệu với mục tiêu còn lại. Hôm 23/7, 8 bộ đã cùng ban hành các quy tắc siết chặt hoạt động cho vay đối với lĩnh vực bất động sản. Đây là ưu tiên hàng đầu trong "3 lằn ranh đỏ" đã được vạch ra từ năm ngoái, nhằm hạn chế quy mô nợ của các công ty bất động sản xét trong tương quan với tổng tài sản, nguồn vốn và tiền mặt của họ. Điều này khiến chi phí của các khoản vay thế chấp tăng cao. Nhưng điều đó dẫn đến 1 hệ lụy: tỷ lệ nợ hộ gia đình hiện đang ổn định, nhưng doanh số bán ô tô và các thiết bị gia dụng đang chững lại.
Tỷ lệ nợ cao không ngăn cản các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc mạnh tay chi tiêu khi nền kinh tế đòi hỏi như vậy, bởi họ nhận được nhiều ưu đãi từ các ngân hàng. Tuy nhiên các hộ gia đình không may mắn như vậy. Trung Quốc vẫn chưa có luật phá sản áp dụng với cá nhân, những người có thể đối mặt với sự quấy rầy và cả hăm dọa từ các chủ nợ.
Nhưng điều này sắp thay đổi. Tháng này Liang trở thành con nợ đầu tiên được hưởng lợi từ 1 luật mới được chính quyền Thâm Quyến giới thiệu từ tháng 3. Theo đó những công dân lâu năm của thành phố có thể được bảo hộ phá sản. Liang đã cam kết sẽ hoàn trả tiền gốc trong 3 năm, trong thời gian đó hộ gia đình của anh sẽ sống với mức chi phí không cao hơn 7.700 tệ mỗi tháng. Anh cũng không được đi vé hạng nhất trên tàu cao tốc, không được tham gia vào câu lạc bộ golf và chỉ được ở khách sạn từ 3 sao trở xuống. Bù lại Liang được miễn lãi, các khoản phí và đảm bảo sẽ không còn phải nhận những cuộc gọi đòi tiền.
Thử nghiệm này sẽ tạo cảm hứng cho những chính sách tương tự trên khắp Trung Quốc. Theo giáo sư Jason Kilbon đang công tác tại ĐH Illinois Chicago, chính sách của Trung Quốc không "hào phóng" như của Mỹ nhưng đang tiến tới giống với châu Âu. Theo ông, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã lo lắng quá nhiều về rủi ro đạo đức của những người dân như Liang trong khi lại xem nhẹ quá mức rủi ro đạo đức từ phía các con nợ là tổ chức, doanh nghiệp.
Tham khảo The Economist