Luôn cảm thấy "đủ tốt" - Tư duy sai lầm khiến bạn làm lụng cả đời vẫn không thành công
Chắc hẳn không ít người trong số chúng ta từng có suy nghĩ kiểu “như thế là đủ”, “thế là tốt rồi”, … Chính đó là kiểu tư duy bằng lòng đầy tai hại, là nguồn cơn dẫn đến những thất bại trong mọi lĩnh vực.
- 11-10-2022Lối tắt kiếm tiền của người Do Thái: Người nắm chắc 3 điều này thì luôn có lợi thế trên thương trường
- 10-10-2022Bài học của người sợ độ cao từng leo tới đỉnh Everest và 7 ngọn núi cao nhất thế giới
- 08-10-2022Triệu phú tự thân: 5 lời nói "nguỵ biện" về cách kiếm và giữ tiền mà bất kỳ ai cũng cần ngừng nói với bản thân ngay hôm nay, nếu muốn lụn bại mỗi ngày
- 08-10-2022"Huyền thoại sống" với màn ảo thuật làm biến mất tượng Nữ thần tự do: Triệu phú kiếm tiền như nước nhờ 500 show diễn/năm, tuổi xế chiều đáng ngưỡng mộ
- 08-10-202213 thói quen sai lầm đang âm thầm bào mòn túi tiền, đặc biệt là chi tiêu theo cảm xúc
Darius Foroux là một tác giả nổi tiếng với hơn 200.000 người theo dõi chỉ riêng trên Medium. Anh được biết đến với những bài viết sâu sắc về cuộc đời, trải nghiệm, đánh thức sức mạnh nội tại. Darius đã có bài viết chia sẻ về tư duy của người không thành công trên blog cá nhân:
Bạn có thường xuyên nghĩ “Mình làm việc này như thế là đủ tốt rồi” và cứ thế sống tiếp? Nếu đúng như vậy, đó là một vấn đề lớn trong đời mà bạn đang gặp phải. Cũng như tôi, vấn đề của tôi bắt đầu khi còn đi học. Tôi không quan tâm đến điểm số cao hay thấp. Tôi chỉ muốn làm cho xong.
Tôi luôn nghĩ rằng "chẳng ai quan tâm đến điểm của mình làm gì." Tôi cũng tin rằng trong đời không ai đi xem lại bảng điểm từ nhiều năm trước. Và trên thực tế, đó là sự thật. Ngoài bố mẹ, không ai từng nhìn vào điểm số của tôi – suốt từ hồi cấp ba cho đến khi lên đại học.
Nếu muốn nhận được vào một số công ty như kiểu công ty luật, chắc chắn ta cần có điểm số cao. Nhưng tôi không muốn trở thành luật sư, kế toán hoặc bất kỳ nghề nào khác đòi hỏi điểm số cao.
Nhưng tôi cũng đã quên mất chính bản thân mình.
Ta không đi học vì người khác. Ta không làm việc vì người khác. Ta làm vì ta. Nhưng tất cả những gì ta nghĩ đến lại chỉ là các yếu tố bên ngoài, không phải bản thân. Ta chỉ nghĩ về ngôi trường mà mình muốn được nhận vào, và các công ty mà mình muốn làm việc.
Ta không sống vì người khác. Ta sống cho mình. Vậy tại sao không làm hết sức mình - không vì lý do gì khác ngoài chính mình? Chỉ điều đó mới có thể mang lại cho ta sự bình yên thực sự và cảm giác hài lòng bên trong tâm trí, như Ralph Waldo Emerson đã từng nói:
"Chỉ ta mới có thể đem lại sự bình yên cho chính mình. “
Tôi đã không hiểu điều đó trong nhiều năm. Ở trường, tôi chỉ muốn nhanh hết tiết học. Tôi hài lòng với mọi thứ ở mức “đủ tốt”. Nhưng “đủ tốt” là tư duy của một người không thành công. Và điều đó làm tôi hối tiếc.
Sự tồn tại của tư duy “đủ tốt”
Hãy nhìn vào công việc, các mối quan hệ, trình độ học vấn, sức khỏe, cuộc sống của bạn. Tư duy “đủ tốt” có thể có ở khắp mọi nơi.
Hãy nhìn vào nền văn minh hiện đại, trong đó chúng ta đang sống cùng với những người khác. Và thường thì mọi người, từ giáo viên, sếp, mẹ, cha, vợ/chồng hay bảo ta phải làm gì.
Nhưng vấn đề ở đây là: Ta không làm điều đó cho họ. Ta làm cho chính mình. Vì sự phát triển cá nhân và vì chất lượng cuộc sống.
Nhưng nhiều người không nhận ra điều này. Kiểu như có một công việc mình không tha thiết và không muốn cố gắng hết sức, nhưng cũng không dứt khoát từ bỏ, thay đổi, vì coi đó là tạm chấp nhận được, là “đủ tốt”. Ai cũng từng như vậy.
Tôi cũng thấy rất nhiều người thất nghiệp nhưng không muốn làm việc không công. Họ mong đợi rằng người khác sẽ giao cho họ một công việc. Sự thật là, nếu đã thất nghiệp trong một thời gian dài, bạn cũng không giúp được gì cho chính mình.
Tư duy "đủ tốt" cũng tồn tại cả trong một mối quan hệ, và đó là thứ tư duy khiến cho tình yêu sớm lụi tàn. Nhiều người dằn lòng để tạm chấp nhận một mối quan hệ “đủ tốt”, nhưng khi giọt nước tràn li, không gì có thể cứu vãn. Nếu đến cả việc yêu thương, ta cũng không hết mình, thì liệu còn làm được điều gì?
Dừng tư duy "đủ tốt"
Hãy nhìn lại vào báo cáo mà bạn đang soạn, đội ngũ mà bạn đang dẫn dắt, sản phẩm mà bạn đang xây dựng, cuốn sách mà bạn đang viết, những đứa trẻ mà bạn đang nuôi dưỡng, chiến lược mà bạn đang tạo ra, bài kiểm tra mà bạn đang làm, ứng dụng mà bạn đang xây dựng, cuộc trò chuyện không thoải mái mà bạn đang gặp phải, …
Hãy làm một công việc tuyệt vời, làm cho đến nơi đến chốn — và đừng làm chỉ ở mức “đủ tốt”.
Đó là một quy tắc đơn giản để sống. Điều này đặc biệt quan trọng. Ngay bây giờ, với tất cả những bất ổn trên thế giới, dù vì bệnh dịch hay vì sự suy thoái kinh tế, thì làm việc đến nơi đến chốn vẫn là một trong số ít những điều ta có thể làm được.
Bây giờ không phải là lúc để ngồi xem tin tức cả ngày và run sợ mỗi khi có tin gì đó giật gân được đưa. Bây giờ cũng không phải là lúc ngồi một chỗ lười biếng. Đừng lo lắng nữa và hãy xắn tay làm gì đó — ngay cả khi bạn không có việc làm. Hãy tự cải thiện bản thân, giúp đỡ những người gặp khó khăn, đưa ra những ý tưởng kinh doanh mới, …
Nếu có điều gì ta biết về cách sống một cuộc sống tốt đẹp, thì đó là tập trung vào những gì trong tầm kiểm soát. Và làm một công việc tuyệt vời, làm đến nơi đến chốn là ví dụ tốt nhất cho điều đó. Đó mới là tư duy của người thành công.
Theo Medium
Trí thức trẻ