Luôn cảm thấy gót chân bị khô và nứt nẻ: 4 "thủ phạm" là nguyên nhân gây ra vấn đề này nhưng nhiều người không biết
Trời bắt đầu chuyển sang mùa thu nên tình trạng khô nứt da trên cơ thể, đặc biệt là vùng gót chân càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, không hẳn là do yếu tố thời tiết mà tình trạng khô nứt gót chân còn có thể xuất phát từ 1 trong 4 nguyên nhân sau đây.
- 22-05-2020Danh y 98 tuổi hàng đầu TQ: Sự kỳ diệu của động tác ít ai để ý - nhón gót chân!
- 13-02-2020Các nhà khoa học tìm ra "Gót chân Asin" của mọi loại virus
- 21-11-2019"Đi giày cao gót lái ô tô chắc chắn gây nguy hiểm, thà chân đất còn hơn" - nhầm tưởng cực lớn có thể khiến người lái xe phải trả giá
Đối với nhiều cô gái thường xuyên đi giày cao gót thì tình trạng khô nứt ở vùng gót chân là điều rất hay xảy ra. Mức độ khô nứt có thể chia thành nhiều cấp độ, từ nhẹ, trung bình đến nặng.
Ban đầu, chúng ta sẽ thấy một lớp biểu bì khô ở gót chân hằn lên, sau khi đi lại và xỏ giày nhiều hơn thì trạng khô nứt bắt đầu xuất hiện rõ rệt. Nghiêm trọng nhất là khi bạn không tìm được cách cải thiện vấn đề này thì nguy cơ chảy máu, nứt toác phần da ở gót chân, gây đau nhức đôi chân sẽ xảy ra.
Tình trạng gót chân bị khô nứt kiểu này có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là 4 nguyên nhân chính gây ra vấn đề này mà bạn cần biết để tìm cách khắc phục sớm khi mùa thu đã gõ cửa.
1. Do thói quen ăn uống không đủ chất
Một chế độ ăn uống không cân bằng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới cơ thể của bạn. Điển hình như việc bổ sung thiếu những loại thực phẩm giàu vitamin A hay vitamin E cũng đã khiến cho làn da của bạn bị thiếu chất và xuất hiện tình trạng khô nứt.
Ở vùng gót chân là nơi có ít tế bào thần kinh và lớp da dày hơn nên dễ bị nứt nẻ hơn các vùng khác. Do đó, nếu bạn xem xét lại chế độ ăn hàng ngày của mình mà thấy thiếu cân bằng thật thì hãy tranh thủ bổ sung đủ các loại thực phẩm giàu vitamin A, E và nhiều chất xơ từ rau củ quả tươi nhé!
2. Do thời tiết hanh khô
Vào lúc thời tiết chuyển mùa, nhất là từ mùa hạ sang thu cũng là thời điểm không khí trở nên hanh khô hơn. Điều này khiến quá trình trao đổi chất của da làm việc kém hơn nên khiến cơ thể mất nước nhiều, đặc biệt là ở vùng gót chân (nơi dễ nhận thấy vấn đề khô ráp).
Ngoài ra, khi thời tiết chuyển mùa, những người có hệ miễn dịch yếu cũng sẽ dễ mắc bệnh vặt hơn. Vì vậy, bạn nên dành thời gian dưỡng ẩm cho làn da bằng cách massage (xoa bóp) thường xuyên để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu cục bộ, giúp cải thiện tình trạng khô ráp.
3. Do lười vận động
Những người bận rộn với công việc trong ngày thường dễ ngồi lâu một chỗ và ít vận động, rèn luyện sức khỏe. Khi đi làm về, điều duy nhất họ muốn làm là nghỉ ngơi và thư giãn cơ thể.
Tuy nhiên, nếu cơ thể không vận động thường xuyên thì quá trình tuần hoàn máu sẽ không thể làm việc ổn định, từ đó dẫn đến tình trạng tay chân bị lạnh khiến gót chân bong tróc, nứt nẻ.
Do đó, cứ sau khoảng 45 phút làm việc, bạn nên cố gắng đứng dậy vận động đi lại hoặc vươn vai tại chỗ, đi lấy nước uống... để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng tốc độ lưu thông máu giúp cải thiện tình trạng khô nứt gót chân.
4. Do mắc bệnh tiểu đường
Tình trạng nứt gót chân cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý nền có sẵn trong cơ thể bạn. Trong đó, người mắc bệnh tiểu đường thường bị mất cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể nên dễ gặp vấn đề về da khô, gót chân nứt nẻ.
Thế nên, bạn cần điều chỉnh thói quen ăn uống của mình và học cách kiểm soát lượng đường tiêu thụ vào cơ thể. Hãy theo dõi và đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phòng trừ mọi tình huống xấu xảy ra.
Nguồn và ảnh: QQ, Pinterest, Weheartit
Báo Dân sinh