MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lương cả trăm ngàn USD/năm, người trẻ vẫn chật vật đếm từng xu tiêu xài cuối tháng: Tiền kiếm được rốt cuộc nên để hưởng thụ hay tích lũy cho tương lai?

19-01-2020 - 18:41 PM | Sống

Jenny Callisto có thu nhập lên tới 6 chữ số, sở hữu vài căn nhà tại thành phố Washington D.C. và đi du lịch tới 3 nước trong một năm. Thế nhưng đến cuối tháng, cô vẫn phải đếm từng xu để tiêu.

Lương cao nhưng cuối tháng vẫn nghèo

“Làm người trưởng thành rất tốn kém”, cô gái 32 tuổi này nhận xét. “Nhìn trên giấy tờ, mức lương của tôi có vẻ cao. Tuy nhiên, nếu xét đến các yếu tố như nợ nần, giá cả hay lối sống, nó chẳng cao chút nào”.

Dù sở hữu mức thu nhập cao hơn tới 75% so với người dân Mỹ, theo dữ liệu từ Cục điều tra dân số Mỹ năm 2014, Castillo khẳng định cô còn rất ít tiền sau khi trả tiền thuê nhà, hóa đơn, các khoản tiết kiệm và nhu cầu cá nhân.

“Tôi có một tài khoản riêng cho các nhu cầu giải trí”, Castillo cho biết. Đối với cô, đi du lịch, ăn uống bên ngoài, ở tại các khách sạn sang trọng là những nhu cầu bắt buộc. “Tự chăm sóc bản thân là thói quen mà tôi ưu tiên trong cuộc sống. Tôi chẳng cảm thấy tội lỗi gì khi thực hiện chúng”.

Lương cả trăm ngàn USD/năm, người trẻ vẫn chật vật đếm từng xu tiêu xài cuối tháng: Tiền kiếm được rốt cuộc nên để hưởng thụ hay tích lũy cho tương lai? - Ảnh 1.

Castillo là một trong số những người trẻ kiếm được nhiều tiền nhưng vẫn chưa giàu, hay còn được gọi là HENRY (High Earners Not Rich Yet). Từ này xuất hiện lần đầu trên tạp chí Fortune năm 2003, dùng để miêu tả tầng lớp người trẻ kiếm được 100.000-250.000 USD/năm. Họ duy trì một lối sống khá đặc biệt: đi du lịch bằng chuyên cơ, dùng bữa tại nhà hàng sang chảnh, đi spa và uống nước ép trái cây… 

Sở thích xa hoa cùng áp lực sống cho “bằng bạn bằng bè” mạng xã hội khiến các HENRY cảm thấy như bị mắc kẹt. 

“Tôi cảm thấy mình có đồng nào là tiêu đồng ấy và chuyện này sẽ còn tiếp tục lâu dài”, một nhà thiết kế đồ họa 30 tuổi cho biết. Với mức thu nhập cả trăm ngàn USD/năm, cô phải chi rất nhiều tiền đề có một cuộc sống thoải mái: thẻ gym hàng tháng trị giá 80$, tiền làm móng, tiền đi Uber, tiền thuê người chăm mèo…

Cô nói: “Tôi không sống quá hoang phí. Tôi không đi du lịch. Tôi không mua sắm ở Bloomingdales - chỉ tới Forever21. Thế mà tôi vẫn rơi vào tình cảnh này”.

Castillo - một luật sư - thường xuyên ghi lại cuộc sống xa hoa của mình trên Instagram và blog cá nhân. Cô luôn xuất hiện trong trang phục của Chanel, Kate Spade và Moschino tại Peru, Israel và Jamaica. Tuy nhiên, cô vẫn chú ý đến chuyện tiền bạc - dùng điểm tích lũy trong thẻ tín dụng để đi du lịch, đặt phòng nhỏ hơn mong muốn - và cho biết điều này làm ảnh hưởng đến phong cách của cô.

“Tôi chỉ muốn thoải mái về tài chính, để mỗi lần đi mua sắm không cần nghĩ quá nhiều về chuyện tiếc nong”, cô tâm sự. “Mức lương đó cao đối với nhiều người, còn tôi thì không”. 

Lương cả trăm ngàn USD/năm, người trẻ vẫn chật vật đếm từng xu tiêu xài cuối tháng: Tiền kiếm được rốt cuộc nên để hưởng thụ hay tích lũy cho tương lai? - Ảnh 2.

Nên sống hưởng thụ hay tiết kiệm cho tương lai?

Theo Pamela Danziger - tác giả cuốn “Meet the HENRYs: The Millennials that Matter Most for Luxury Brands”, số lượng các HENRY đã tăng đến chóng mặt”. Bà cho biết, họ sẽ không bao giờ “đặt cuộc sống của mình vào vòng nguy hiểm” mà chọn cắt giảm các mục khác.

Những người trẻ này không muốn tiết kiệm tiền cho tương lai mà cố gắng tận hưởng cuộc sống hiện hại. “Thay vì mua xe tải RV cho những chuyến du lịch đường dài khi về già, họ theo đuổi những mục tiêu tài chính ngắn hạn hơn, chẳng hạn như mua ngựa, sắm bồn cầu kiểu Nhật hay tới các công viên chủ đề, Priya Malani - người thành lập công ty tài chính Stash Wealth - cho biết.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà hoạch định tài chính đều khuyên rằng, cách khôn ngoan nhất là nên tận hưởng cuộc sống ở mức vừa phải, đồng thời vẫn chú trọng tiết kiệm cho tương lai. Điều này sẽ giúp mọi người thỏa mãn được các nhu cầu cá nhân mà vẫn đảm bảo an toàn về mặt tài chính trong những trường hợp khẩn cấp. Giống như chuyên gia tài chính Nancy L. Anderson đã nói: “Cuộc đời tuy ngắn ngủi, nhưng cũng rất dài”.

Lương cả trăm ngàn USD/năm, người trẻ vẫn chật vật đếm từng xu tiêu xài cuối tháng: Tiền kiếm được rốt cuộc nên để hưởng thụ hay tích lũy cho tương lai? - Ảnh 3.

Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn tiết kiệm tiền nhưng vẫn tận hưởng cuộc sống đầy đủ nhất có thể.

Phương pháp 20/80:  Để dành 20% thu nhập để gửi vào một tài khoản và không động đến. Bạn chỉ được phép tiêu 80% thu nhập mà mình có.

Phương pháp 60-10-10-10-10: Thu nhập hàng tháng của bạn sẽ được phân bổ thành từng mục riêng biệt. Trong đó, 60% là dành cho các nhu cầu thiết yếu (thực phẩm, hóa đơn, tiền nhà, đi lại...), 10% tiết kiệm cho quỹ hưu trí, 10% cho các giao dịch và thanh toán dài hạn (tiền mua xe, trả nợ…), 10% cho các trường hợp đặc biệt (đi thăm người ốm, cưới hỏi, sửa xe, quà tặng…) và 10% cho các nhu cầu giải trí của bản thân.

Phương pháp “4 phong bì”: Việc đầu tiên bạn cần làm là tính tổng thu nhập mỗi tháng của mình, sau đó trừ đi khoảng 10-20% sẽ sử dụng cho các giao dịch lớn và gửi vào tài khoản ngân hàng. Với số tiền còn lại, bạn hãy chia thành 4 phần và đặt vào 4 phong bì khác nhau, tương ứng với mỗi tuần trong tháng. Mỗi tuần bạn được phép sử dụng 1 phong bì để phục vụ cuộc sống, với điều kiện không vượt quá ngân sách trong mỗi phong bì. Nhờ vậy, bạn sẽ có ý thức tiết kiệm và không “vung tay quá trán” cho những thứ không cần thiết.

Theo NYPost

Ngọc Hà

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên