Lương hơn 60 triệu, khi đi ăn với họ hàng, tôi ‘share đều’ thì bị nói ‘cạn tình, keo kiệt’: Tôi phải làm sao?
Tôi cảm thấy rất nhiều áp lực. Tôi không nghĩ thu nhập của mình nên được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của mọi người. Tôi bắt đầu suy nghĩ, có cách nào để thoát khỏi tình huống này không?
- 17-09-20237 công việc phục vụ riêng cho nhà giàu: Có nghề thu nhập vài tỷ đồng mỗi năm, lương 30 triệu/ngày là chuyện bình thường
- 13-09-2023Dân văn phòng lương tháng 5 triệu háo hức đón 'Tết iPhone' nhưng dặn lòng nói không với trả góp
- 13-09-2023Sướng như nghề trông trẻ nhà giàu: Lương gần 50 triệu/ngày, lái Porsche đi làm, du lịch vòng quanh thế giới bằng máy bay riêng
Câu chuyện thực tế của anh Vương Vũ được chính anh chia sẻ trên diễn đàn Toutiao (MXH của Trung Quốc) đang nhận được sự quan tâm. Dưới đây là nỗi lòng của anh:
***
Tôi nhìn vào số tiền lương mình vừa được cách đây không lâu, trong lòng có chút bối rối. Lương tháng của tôi là hơn 20.000 nhân dân tệ (khoảng 66 triệu đồng), đây là một mức thu nhập khá cao trong mắt nhiều người. Nhưng khoản thu nhập này không chỉ mang lại cho tôi một cuộc sống thoải mái mà cũng mang lại vô số rắc rối.
Và rắc rối ấy lại đến từ người thân của tôi. Họ hàng luôn cho rằng lương tôi cao nên việc mời cả nhà mỗi khi ăn uống là chuyện đương nhiên. Tôi thường xuyên phải thanh toán hóa đơn cho mọi thứ, từ tiệc sinh nhật, đám cưới cho đến bữa tối của cả gia đình.
Là một "đại gia" trong mắt mọi người, trước mỗi bữa tiệc tối, tôi đều bị người thân nói khéo để phải thanh toán hóa đơn hoặc trả nhiều tiền hơn.
Tôi cảm thấy rất nhiều áp lực. Tôi không nghĩ thu nhập của mình nên được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của mọi người. Tôi bắt đầu suy nghĩ, có cách nào để thoát khỏi tình huống này không?
Sau một bữa tối nọ, tôi quyết định nói ra suy nghĩ của mình. Tôi nói với mọi người rằng từ bây giờ mỗi khi có liên hoan, mọi người sẽ AA, tất cả đều sẽ phải tự trả tiền cho bữa ăn của mình.
Chưa kịp dứt lời, anh họ tôi đã lên tiếng: "Họ hàng với nhau mà cũng phải phân chia rõ ràng vậy ư? Em giàu có nên coi thường họ hàng nghèo sao?"
Tôi nhìn anh, lòng có chút buồn và cả sự bất mãn. Tôi không coi thường ai, tôi chỉ đơn giản muốn chúng ta có thể đối xử bình đẳng với nhau. Lần nào cũng là tôi trả tiền, có công bằng không?
Tôi không giữ được bình tĩnh, nói lại: "Chỉ vì em giàu nên anh nghĩ em phải trả hết tiền ư? Tại sao anh không nghĩ để nhận được mức lương này, em cũng phải làm việc vất vả ra sao? Tại sao em phải trả tiền trong khi mọi người chỉ cần thoải mái tới hưởng thụ?"
Một khoảng lặng diễn ra sau đó. Người anh họ không ngờ tôi lại phản bác thẳng thắn như vậy. Tôi nhìn anh, cảm thấy hơi lo lắng, tự hỏi liệu lời phản bác của mình có gây ra tranh cãi lớn hơn không. Sau bữa tối này, mối quan hệ của chúng tôi trở nên xa cách, mọi người nói tôi keo kiệt.
Buổi tối về đến nhà, tôi đứng trước gương nhìn khuôn mặt mệt mỏi và hơi xanh xao của mình, trong lòng tràn đầy bối rối và bất lực. Tôi không làm gì sai cả, chỉ mong mọi người có thể đối xử bình đẳng với tôi, tại sao lại nói tôi "keo kiệt".
Sau đó, anh họ có tới tìm tôi, nhưng những gì anh ấy nói khiến tôi cảm thấy đau đớn hơn: "Em sống ích kỉ quá, em thực sự khiến anh thất vọng. Em là đứa chỉ biết nhận lại mà không biết cho đi. Em quên mất khi còn nhỏ, ai là người đã quan tâm chăm sóc nuôi em lớn bằng ngần này ư?"
Tôi nhìn anh với nỗi buồn không tả xiết trong lòng. Tôi biết điều anh nói là đúng, bố tôi mất sớm và tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ họ hàng khi còn nhỏ.
Kể từ ngày đó, tôi nỗ lực thay đổi bản thân, không đề xuất chia đều, ngược lại, chủ động chịu một số chi phí, mong rằng qua hành động của mình, mọi người có thể cảm nhận được sự chân thành của tôi.
Dần dần, mọi người bắt đầu chấp nhận những thay đổi của tôi.
Mối quan hệ của chúng tôi cũng bắt đầu cải thiện. Nhưng trong lòng tôi thì vẫn bí bức, chỉ vì mọi người chăm sóc bạn khi còn nhỏ mà tôi luôn phải trả tiền cho mọi người suốt thời gian qua và thậm chí là cả sau này nữa, liệu có hợp lý hay không? Tôi phải làm gì đây?
Phụ nữ số