MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lương hưu gần 30 triệu đồng/tháng, tôi vẫn thấy chán chường, xin vội đi làm bảo vệ cho đỡ “buồn chân, buồn tay”

29-06-2023 - 21:30 PM | Sống

Tôi cảm thấy mình như người vô dụng sau khi nghỉ hưu vậy.

Tôi là Kusano Renjian. Trước đây, tôi công tác trong quân đội gần 19 năm rồi được điều động về địa phương làm việc. Tôi tiếp tục gắn bó với đơn vị mới hơn 20 năm nữa mới nghỉ hưu. Lương thưởng của tôi khá tốt, đơn vị cũng có nhiều chính sách phúc lợi khiến cuộc sống thoải mái, không gặp áp lực kinh tế. Khi nghỉ hưu, tôi nhận mức lương là 9100 NDT/tháng (khoảng 29,6 triệu đồng).

Vợ chồng tôi chỉ có một cô con gái đang là giáo viên cấp 3, con tôi có công việc ổn định nên không cần cha mẹ hỗ trợ nữa. Vì thế, với số số lương trên, vợ chồng tôi hoàn toàn có thể sống thoải mái, không gặp áp lực tài chính.

Nhớ ngày còn trẻ, tôi từng làm ngày làm đêm để kiếm chút bạc lẻ, chỉ mong sau này gia đình có cuộc sống tốt hơn, không nặng gánh lo cơm ăn áo mặc. Bây giờ tôi đã đạt được mục tiêu nhưng cũng già đi, sức khoẻ giảm sút.

Lương hưu gần 30 triệu đồng/tháng, tôi vẫn thấy chán chường, xin vội đi làm bảo vệ cho đỡ “buồn chân, buồn tay” - Ảnh 1.

Sau khi nghỉ hưu, tôi ở nhà nhàn rỗi nên thấy cuộc sống thật vô nghĩa. Tôi thức dậy lúc 5 giờ sáng, đến công viên tập thể dục, về nhà ăn sáng lúc 6 giờ. Tiếp đó, đến 8 giờ tôi sẽ đi bộ xung quanh nhà, đôi khi lên xe bus đi thăm họ hàng. Chỉ trong vòng 3 tháng ngắn ngủi, tôi đã đi hết mọi ngõ ngách khu vực nơi tôi sinh sống.

Bên cạnh đó, tôi cũng tham gia một số khoá học cho người lớn tuổi như: Hội hoạ, nhiếp ảnh, thư pháp,… Thời gian rảnh, tôi cùng nhóm bạn đi du lịch, đi mua sắm. Mặc dù đi chơi vui, mua sắm nhiều nhưng tôi thấy rất lãng phí và không hứng thú.

Sau khi đi du lịch khắp nơi, tôi đóng cửa ở nhà, cả ngày xem phim truyền hình. Tôi không ra ngoài tham gia các hoạt động, gần như không tiếp xúc với mọi người. Vợ và con gái thấy vậy rất lo lắng cho tôi, họ nghĩ tôi bị trầm cảm.

Nhiều người sau khi nghe tôi tâm sự trách tôi sướng không biết đường hưởng. Họ cho rằng nghỉ hưu là khởi đầu cuộc sống như mơ nhưng đối với tôi đó là ác mộng. Ngoại trừ lương hưu cao, tôi thậm chí cảm thấy mình mất nhiều hơn được.

Một lần trên đường về quê, tôi ghé thăm nhà chị gái. Chị gái đã nói một câu khiến tôi thức tỉnh: “Sao nhìn em không có chút sức lực nào vậy, em bị bệnh sao?”. “Không, em chỉ là không thể nâng cao tinh thần của mình”, tôi trả lời.

Lương hưu gần 30 triệu đồng/tháng, tôi vẫn thấy chán chường, xin vội đi làm bảo vệ cho đỡ “buồn chân, buồn tay” - Ảnh 2.

Chị gái tôi ngoài 70 tuổi nhưng tinh thần không suy giảm chút nào. Chị khuyên tôi nếu thấy cuộc sống thành thị ồn ào, xô bồ quá thì có thể về quê ở mấy ngày, nhà ông bà vẫn để lại cho tôi, tôi chỉ cần dọn dẹp chút là có thể ở được. “Điều kiện ở thành phố tốt nhưng ở nông thôn bây giờ cũng không tệ, hãy về nghỉ ngơi một thời gian đi” , chị tôi nói.

Tôi cũng tâm sự: “Chị cũng cần nghỉ ngơi, chị có tuổi rồi, đừng suốt ngày ra ngoài đồng làm việc nữa”.

“Không được! Chị vẫn cần làm việc, vẫn cần hoạt động. Nếu ở nhà mỗi ngày, chị sẽ thấy mình cực kỳ vô dụng. Dù không làm được nhiều việc như khi còn trẻ nhưng chị vẫn giúp đỡ con cháu để thấy mình sống có ích”, chị tôi nhấn mạnh.

Càng suy nghĩ lời chị nói, tôi càng thấy xấu hổ vì 2 năm nghỉ hưu qua, tôi đã để thời gian trôi đi lãng phí. Với mức lương cao và điều kiện tốt như vậy, tôi chỉ quanh quẩn trong nhà, không tìm được hướng đi cho mình.

Về lại thành phố, tôi quyết định đi tìm việc làm, dù là bảo vệ hay bưng bê, rửa bát thuê cũng được. Chừng nào còn làm việc, tôi mới thấy được ý nghĩa cuộc sống. Về già không có nghĩa là vô dụng, là không làm gì.

Theo Ứng Hà Chi

Phụ nữ số

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên