Lý do đột tử của kỹ sư 24 tuổi khiến bất kỳ ai cũng cảm thấy liên quan: Đừng biết quá muộn
Kỹ sư Diêu, 24 tuổi, đã được bác sĩ cấp cứu liên tục hơn 3 giờ đồng hồ nhưng vẫn không qua khỏi. Nguyên nhân đột tử sẽ khiến bạn cảm thấy giật mình. Hãy phòng tránh theo gợi ý sau.
- 30-08-2017Không bật điều hòa khi lái ô tô, nhiều tài xế đang tự hại sức khỏe của chính mình
- 29-08-201710 “thực phẩm vàng” tốt nhất cho sức khỏe tim mạch bạn nên ăn ngay từ giờ
Không thuốc, không rượu cũng không đủ an toàn
Hiện nay tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch vành là đang ở mức cao nhất, dấu hiệu điển hình nhất là đau ngực. Điều này càng ngày càng được thế giới nhắc đến rất nhiều bởi tính chất nguy hiểm "không có cơ hội làm lại".
Cái chết đột ngột, hay còn gọi là đột tử (Sudden Death) đang được giới chuyên môn đánh giá là căn bệnh nghiêm trọng nhất của nhân loại. Kể cả khi không có thói quen xấu được cảnh báo như hút thuốc, uống rượu.
Có nhiều cách định nghĩa về bệnh đột tử ở những văn bản khác nhau hoặc ở mỗi nước khác nhau, nhưng định nghĩa chung nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là "Đột tử là hiện tượng những người được xem là khoẻ mạnh hoặc có vẻ như khoẻ mạnh, trong thời gian ngắn bỗng nhiên vì căn bệnh tự nhiên nào đó mà bất ngờ tử vong".
Đáng sợ với một lý do gây đột tử được gọi là "MỆT"
Vừa qua, một nam thanh niên họ Diêu, là kỹ sư tốt nghiệp Đại học Tô Châu, 24 tuổi đã được đưa đến phòng cấp cứu tại bệnh viện tỉnh Tô Châu (TQ) trong tình trạng ngưng tim.
Theo thông tin từ các bác sĩ, thanh niên này khi nhập viện không có ý thức, ngất, trán và lưng có nhiều mồ hôi, tay chân cứng đờ. Mặc dù đã được đưa vào cấp cứu ngay sau khi xảy ra trạng thái bất thường nhưng rất tiếc là chỉ sau 3,5 giờ đồng hồ cấp cứu thì cơ thể trẻ trung tràn đầy sức sống đó đã tím tái và lạnh buốt, vị thanh niên trẻ đã không còn cơ hội sống.
Theo tìm hiểu, đồng nghiệp của Diêu cho biết, bình thường anh là người sống đơn giản, không có nhiều thói quen xấu, không hút thuốc hay uống rượu. Anh làm việc chăm chỉ, có tinh thần trách nhiệm cao. Trong con mắt của bạn bè, anh là người tương đối khỏe mạnh, phong độ ổn định.
Nhưng vì là một kỹ sư trẻ, anh làm việc dưới áp lực cao, thường xuyên làm đêm nên Diêu xem việc đó là điều bình thường. Có lẽ, "mệt" là một từ dùng để nói về cái chết của Diêu. Nó như là một ngọn cỏ mong manh nhưng có sức len lỏi rộng lớn, chiếm đoạt thể xác Diêu lúc nào không biết.
Mỗi ngày, nhiều cái chết giống như Diêu xảy ra trên toàn thế giới. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng một trong những nguyên nhân mà ít người coi nó là nghiêm trọng, đó chính là một khái niệm không mờ không tỏ: "Mệt".
Theo các bác sĩ, đột tử là căn bệnh gần như không có dấu hiệu, nhưng trên thực tế, trước khi bi kịch xảy ra, cơ thể thường sẽ gửi đến cho chúng ta một số tín hiệu, nếu bạn có thể kịp thời nhận thức được những tín hiệu đó để điều trị sớm, có thể sẽ để tránh bi kịch thành công.
Những dấu hiệu cảnh báo có thể bị đột tử
Có rất nhiều dấu hiệu khác nhau trước khi bị đột tử, nhưng đây là những tín hiệu quan trọng cần chú ý theo dõi ngay lập tức.
Phòng tránh đột tử bằng cách nào?
1. Chọn một môn thể dục thể thao phù hợp
Có nhiều người bị đột tử sau khi tập thể dục, đó là một trong những lý do gây rủi ro sức khỏe nếu vận động quá sức. Chính vì vậy, việc chọn một môn thể thao phù hợp là điều bạn nên biết.
Ví dụ vào mùa nắng nóng thì không nên theo đuổi những môn thể thao quá nặng, nếu bạn không phải là vận động viên. Tuyệt đối không nên vận động trong nền nhiệt độ quá cao. Có thể chọn các môn thể thao ôn hòa hơn như bơi lội, chạy chậm hoặc khí công.
Có những môn thể dục thể thao giúp cơ thể nóng lên, hỗ trợ hoạt động của nhịp tim mà không cần phải tập dưới trời nắng nóng.
2. Khám sức khoẻ định kỳ
Trong tất cả các trường hợp đột tử, chúng ta đều phát hiện ra rằng, đại đá số bệnh nhân đều không có một nguyên nhân nào rõ ràng cụ thể. Không những thế, nếu bạn có vẻ bề ngoài khỏe mạnh, điều đó không đồng nghĩa với việc bên trong cũng khỏe mạnh.
Vì vậy, việc phòng ngừa đột tử dựa vào việc khám, chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng. Mỗi người nên tự lên lịch khám sức khỏe định kỳ cho bản thân mình để kịp thời chăm sóc đúng cách.
3. Giữ một tâm trạng tốt
Tâm trạng của một người tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cơ thể. Một người nếu thường xuyên rơi vào cảm giác dễ nổi nóng hay tức giận, cáu gắt, thì sẽ rơi vào nhóm nguy cơ cao bị đột tử.
Bởi vì tâm trạng xấu sẽ dẫn đến sự biến động rất mạnh của dòng máu, dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim. Trong khi đó, nhồi máu cơ tim chính là thủ phạm gây ra những cái chết đột ngột. Vì vậy, giải pháp đầu tiên phòng ngừa đột tử chính là bạn phải có một tâm trạng tốt.
*Theo Health/NTDTV
Trí thức trẻ