Lý do đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô 'đội vốn' hơn 2.800 tỷ đồng
Tổng mức đầu tư của dự án Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội ước tính sẽ tăng thêm khoảng 2.881 tỷ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư ban đầu theo Nghị quyết của Quốc hội. Nguyên nhân chủ yếu do áp dụng đơn giá bồi thường đất ở tính theo giá thị trường.
- 05-10-2023Nhà Khang Điền bảo lãnh khoản vay 1.100 tỷ của công ty con tại Ngân hàng Vietinbank
- 05-10-2023Bộ Xây dựng: Thị trường bất động sản vẫn tiềm ẩn những yếu tố gây bất ổn, từ nguy cơ bong bóng sang suy thoái
- 05-10-2023Thị trường bất động sản quý cuối năm sẽ diễn biến theo kịch bản nào?
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng thừa ủy quyền của Thủ tướng gửi báo cáo Quốc hội về tình hình triển khai thực hiện Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Dự án có tổng chiều dài gần 113 km, đi qua địa phận thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh; được chia thành 7 dự án thành phần. Các địa phương đã hoàn thành phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi 6/7 dự án thành phần.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, sau khi hoàn thành phê duyệt dự án, UBND các tỉnh, thành bảo đảm khởi công trước ngày 30/6. Tuy nhiên, đến hết tháng 9, trong 4 dự án thành phần xây dựng, chỉ có dự án thành phần 2.1, do thành phố Hà Nội làm cơ quan chủ quản đáp ứng tiến độ, đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu và đang triển khai thi công.
Các dự án thành phần 2.2 do tỉnh Hưng Yên làm cơ quan chủ quản; 2.3 do tỉnh Bắc Ninh làm cơ quan chủ quản và dự án thành phần 3 - đầu tư xây dựng đường cao tốc dài 112,km theo phương thức PPP do Hà Nội làm cơ quan chủ quản) tiến độ triển khai chậm so với yêu cầu.
Chính phủ cũng cho biết, tỷ lệ giải ngân các dự án thành phần có cấu phần xây dựng còn chậm. Ngoài dự án thành phần 2.1 (Hà Nội) đã giải ngân đạt 80,45% nguồn vốn đã bố trí năm 2023, dự án thành phần 2.2 (Hưng Yên) mới chỉ giải ngân được 4,76% vốn đã bố trí năm 2023 và dự án thành phần 2.3 (Bắc Ninh) chưa giải ngân.
Hiện tại, diện tích giải phóng mặt bằng tại các địa phương đã thực hiện khoảng 86,5%, tuy nhiên chủ yếu thuộc phạm vi đất nông nghiệp. Phạm vi đất chưa thực hiện giải phóng mặt bằng chủ yếu thuộc khu vực đất ở của các hộ gia đình, đất liên quan đến tín ngưỡng, các cơ quan, tổ chức...
Công tác di dời hạ tầng kỹ thuật và xây dựng các khu tái định cư triển khai còn chậm, chưa hoàn thành nên rất khó khăn trong việc di dời người dân đến nơi ở mới để thực hiện giải phóng mặt bằng.
Sơ bộ tổng mức đầu tư toàn bộ dự án được Quốc hội thông qua khoảng 85.813 tỷ đồng. Theo các kết quả phê duyệt dự án đầu tư của các dự án thành phần, tổng mức đầu tư khoảng 84.320 tỷ đồng (thấp hơn sơ bộ tổng mức đầu tư theo Nghị quyết Quốc hội).
Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương, quá trình triển khai thực tế, ước tính tổng mức đầu tư của dự án sẽ tăng thêm khoảng 2.881 tỷ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư theo Nghị quyết của Quốc hội. Nguyên nhân chủ yếu do áp dụng đơn giá bồi thường đất ở tính theo giá thị trường.
Dự kiến, đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.
Tiền Phong