MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lý do geisha Nhật Bản luôn bôi son đỏ, quốc kỳ cũng vẽ mặt trời đỏ hay văn hóa "cuồng" màu rực rỡ của xứ Phù Tang

30-06-2019 - 19:04 PM | Sống

Không chỉ có lá quốc kỳ, người Nhật Bản còn sử dụng màu đỏ cho hầu hết các công trình, vật dụng trong những dịp đặc biệt.

Nhật Bản luôn là một điều bí ẩn, khơi gợi sự tìm tòi, khám phá từ bất cứ ai trên thế giới. Ngay từ cái tên quốc gia hay ký hiệu trên quốc kỳ, người Nhật cũng làm cho nó trở nên thật đặc biệt.

Là đất nước nằm ở cực Đông của châu Á nên Nhật Bản cũng là nước đầu tiên nhìn thấy mặt trời mọc vào mỗi sớm. Tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (Thái dương thần nữ) cho nên tên gọi Nhật Bản (theo phiên âm tiếng Hán có nghĩa là gốc của mặt trời) là hoàn toàn phù hợp. Đó cũng là lý do thế giới gắn cho Nhật Bản biệt danh "đất nước mặt trời mọc".

Lý do geisha Nhật Bản luôn bôi son đỏ, quốc kỳ cũng vẽ mặt trời đỏ hay văn hóa cuồng màu rực rỡ của xứ Phù Tang - Ảnh 1.

Nhật Bản là quốc gia nhìn thấy mặt trời mọc từ sớm nhất.


Lý do geisha Nhật Bản luôn bôi son đỏ, quốc kỳ cũng vẽ mặt trời đỏ hay văn hóa cuồng màu rực rỡ của xứ Phù Tang - Ảnh 2.

Tên gọi này còn thể hiện trên cả quốc kỳ của dân tộc, khi đơn giản trên phông nền màu trắng là một hình tròn đỏ nằm chính giữa. Hình tròn đó chính là mặt trời. Nhưng như ta thường thấy, mặt trời có màu vàng hoặc chuẩn hơn nữa là màu cam vàng chứ không phải màu đỏ. Vậy tại sao người Nhật Bản lại vẽ mặt trời bằng khung màu rực rỡ này?

Lý do geisha Nhật Bản luôn bôi son đỏ, quốc kỳ cũng vẽ mặt trời đỏ hay văn hóa cuồng màu rực rỡ của xứ Phù Tang - Ảnh 3.

Tại sao người Nhật lại vẽ mặt trời màu đỏ?

Câu trả lời ở đây nhé, là người Nhật Bản cực kỳ yêu thích màu đỏ, đến nỗi dùng nó làm màu tượng trưng cho những thứ thiêng liêng nhất.

Màu đỏ trong tiếng Nhật được gọi là "aka" và có rất nhiều sắc thái. Sắc thái được ưa chuộng nhất chính là màu đỏ thu được từ hoa nghệ tây. Đây là màu rất phổ biến ở thời Heian (794-1185) và những bộ quần áo đẹp được nhuộm bằng màu này vẫn còn đang được bảo tồn tại ngôi đền Todaiji. Ngoài ra, màu đỏ nghệ tây cũng được sử dụng để làm son môi và phấn cho các quý bà trong triều đình. Ngoài ra, các màu đỏ khác cũng thường xuyên được người Nhật sử dụng và đặt cho chúng những cái tên đặc biệt như Shuiro (màu đỏ cam tươi), akaneiro (đỏ hồng), enji (đỏ sậm) hay hiiro (đỏ rực).

Một hình ảnh thường thấy và đặc trưng ở Nhật Bản đó là các geisha. Họ có lối phục sức và trang điểm rất cầu kỳ, có phần hơi lòe loẹt nhưng điểm chung có thể nhận thấy là ai cũng chuộng màu đỏ và dùng nó với mật độ nhiều đến choáng ngợp như: son môi, hoa cài tóc, ô che, họa tiết kimono...

Không chỉ có vậy, ở những ngôi đền nổi tiếng tại Nhật Bản, những cây cột, cổng vòm hay bức tường cũng đều được sơn màu đỏ nổi bật.

Lý do geisha Nhật Bản luôn bôi son đỏ, quốc kỳ cũng vẽ mặt trời đỏ hay văn hóa cuồng màu rực rỡ của xứ Phù Tang - Ảnh 4.
Lý do geisha Nhật Bản luôn bôi son đỏ, quốc kỳ cũng vẽ mặt trời đỏ hay văn hóa cuồng màu rực rỡ của xứ Phù Tang - Ảnh 5.
Lý do geisha Nhật Bản luôn bôi son đỏ, quốc kỳ cũng vẽ mặt trời đỏ hay văn hóa cuồng màu rực rỡ của xứ Phù Tang - Ảnh 6.
Lý do geisha Nhật Bản luôn bôi son đỏ, quốc kỳ cũng vẽ mặt trời đỏ hay văn hóa cuồng màu rực rỡ của xứ Phù Tang - Ảnh 7.

Màu đỏ được sử dụng ở khắp nơi, mọi sự vật, con người của đất nước Nhật Bản.

Ở một số nền văn hóa khác, màu của mặt trời thường được mặc định là màu vàng nhưng hầu hết người Nhật đều nghĩ nó có màu đỏ. Trẻ em khi đi học mà vẽ các bức tranh cũng đều tô mặt trời màu đỏ. Vì sự yêu thích đã có từ trong tiềm thức tới hàng nghìn năm nay mà quốc kỳ Nhật Bản chỉ có một hình tròn đỏ trên nền trắng. Đơn giản như vậy thôi nhưng tất cả đã nói lên tuyên ngôn tự hào về đất nước đầu tiên nhìn thấy mặt trời của Nhật Bản.

Lý do geisha Nhật Bản luôn bôi son đỏ, quốc kỳ cũng vẽ mặt trời đỏ hay văn hóa cuồng màu rực rỡ của xứ Phù Tang - Ảnh 8.

Mặt trời trong tâm linh người Nhật Bản.

Người Nhật Bản có một từ là "hinomaru-bentou" dùng để gọi tên chiếc hộp đựng bữa ăn trưa gồm có cơm trắng và một quả mận đỏ ngâm đặt ngay ở giữa. Đây là bữa ăn đơn giản và chủ yếu dùng trong Thế chiến, khoảng thời gian khó khăn và khan hiếm tất cả các loại thực phẩm. Sở dĩ người ta dùng từ hinomaru bởi vì hình ảnh hộp cơm gợi liên tưởng tới đúng hình quốc kỳ của Nhật Bản.

Lý do geisha Nhật Bản luôn bôi son đỏ, quốc kỳ cũng vẽ mặt trời đỏ hay văn hóa cuồng màu rực rỡ của xứ Phù Tang - Ảnh 9.

Hộp cơm bentou truyền thống của người Nhật.

Trải qua thời gian, người Nhật Bản ngày nay vẫn giữ thói quen chuẩn bị chiếc hộp cơm trưa truyền thống với cơm trắng và mận ngâm. Tuy nhiên, người ta sẽ không chỉ ăn như vậy mà sẽ có thêm những chiếc hộp khác đựng đồ ăn kèm bên ngoài như rau củ và các loại cá, thịt.

Lý do geisha Nhật Bản luôn bôi son đỏ, quốc kỳ cũng vẽ mặt trời đỏ hay văn hóa cuồng màu rực rỡ của xứ Phù Tang - Ảnh 10.
Lý do geisha Nhật Bản luôn bôi son đỏ, quốc kỳ cũng vẽ mặt trời đỏ hay văn hóa cuồng màu rực rỡ của xứ Phù Tang - Ảnh 11.
Lý do geisha Nhật Bản luôn bôi son đỏ, quốc kỳ cũng vẽ mặt trời đỏ hay văn hóa cuồng màu rực rỡ của xứ Phù Tang - Ảnh 12.
Lý do geisha Nhật Bản luôn bôi son đỏ, quốc kỳ cũng vẽ mặt trời đỏ hay văn hóa cuồng màu rực rỡ của xứ Phù Tang - Ảnh 13.

Những biến tấu hiện tại đã trở thành trào lưu của nhiều nước châu Á.

Ngoài ra, người Nhật còn có món cơm với tên gọi Sekihan được nấu từ gạo và đậu đỏ để ăn trong các dịp lễ tết quan trọng. Màu đỏ của cơm là thông điệp mang lại sự may mắn và bình an cho tất cả mọi người.

Lý do geisha Nhật Bản luôn bôi son đỏ, quốc kỳ cũng vẽ mặt trời đỏ hay văn hóa cuồng màu rực rỡ của xứ Phù Tang - Ảnh 14.
Lý do geisha Nhật Bản luôn bôi son đỏ, quốc kỳ cũng vẽ mặt trời đỏ hay văn hóa cuồng màu rực rỡ của xứ Phù Tang - Ảnh 15.
Lý do geisha Nhật Bản luôn bôi son đỏ, quốc kỳ cũng vẽ mặt trời đỏ hay văn hóa cuồng màu rực rỡ của xứ Phù Tang - Ảnh 16.
Lý do geisha Nhật Bản luôn bôi son đỏ, quốc kỳ cũng vẽ mặt trời đỏ hay văn hóa cuồng màu rực rỡ của xứ Phù Tang - Ảnh 17.

Cơm đậu đỏ trứ danh của xứ Nhật.

Có thể thấy, thế giới tâm linh của người Nhật không chỉ phong phú mà còn có tính kiên định, bởi một khi đã thích thứ gì thì những thứ khác sẽ khó có thể thay thế. Với màu đỏ này cũng vậy, ngoài ứng dụng ẩm thực, người Nhật còn dùng nó trong vô số dịp đặc biệt.

Với người Nhật, sự kết hợp của màu đỏ và trắng là biểu tượng cho điều tốt lành, hạnh phúc. Trong đám cưới, người ta sẽ thường sử dụng rèm cửa dài, khuyên tai sợi có hình sọc trắng đỏ, giấy gói quà cũng trắng đỏ và tặng kèm cặp bánh gạo hấp đỏ hồng với nhân đậu ngọt. Những chiếc bánh đặc biệt này cũng thường được dùng làm quà tặng trong lễ tốt nghiệp hay các sự kiện kỷ niệm tốt lành khác.

Lý do geisha Nhật Bản luôn bôi son đỏ, quốc kỳ cũng vẽ mặt trời đỏ hay văn hóa cuồng màu rực rỡ của xứ Phù Tang - Ảnh 18.
Lý do geisha Nhật Bản luôn bôi son đỏ, quốc kỳ cũng vẽ mặt trời đỏ hay văn hóa cuồng màu rực rỡ của xứ Phù Tang - Ảnh 19.
Lý do geisha Nhật Bản luôn bôi son đỏ, quốc kỳ cũng vẽ mặt trời đỏ hay văn hóa cuồng màu rực rỡ của xứ Phù Tang - Ảnh 20.
Lý do geisha Nhật Bản luôn bôi son đỏ, quốc kỳ cũng vẽ mặt trời đỏ hay văn hóa cuồng màu rực rỡ của xứ Phù Tang - Ảnh 21.

Những món đồ đem lại may mắn theo suy nghĩ của người Nhật.

Có dịp sang thăm và sinh sống tại Nhật Bản, nhiều người đã không khỏi bất ngờ bởi với sinh hoạt thường ngày, người Nhật hay chuộng mặc đồ đen để thể hiện tính trang trọng, lịch sự. Trong khi đó, vào những dịp đặc biệt, người dân xứ hoa anh đào lại như biến thành con người khác với những trang phục màu sắc sặc sỡ đến hoa cả mắt.

Màu đỏ là màu rực rỡ nhất trong bảng màu, và nó đã thực sự trở thành linh hồn sống đối với người Nhật Bản. Họ yêu màu đỏ cũng giống như yêu máu của mình, là bởi nó sẽ mang đến sự may mắn, cường thịnh cũng như khiến người ta buộc phải vui lên mỗi khi nhìn vào.

Theo Nhân Mã

Helino

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên