MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lý do nào khiến người trưởng thành khó cao hơn trẻ nhỏ?

05-07-2016 - 22:00 PM | Sống

Khi qua tuổi 25, người trưởng thành vẫn có thể cải thiện chiều cao, tuy nhiên chiều cao này chỉ có tính tạm thời thông qua việc hấp thụ vitamin D cũng như tập các bài tập nhất định.

Gần như cơ thể của tất cả mọi người đều thu nhỏ lại cùng với tuổi tác. Nhưng một số người vẫn khẳng định rằng họ cao lên hàng năm. Nếu họ không phải là trẻ con hoặc thanh thiếu niên, có thể họ đã nhầm.

Đó là kết luận của Todd Milbrandt, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình cho trẻ tại Rochester, Minn.

Người trưởng thành vẫn có thể cao được, nhưng đó chỉ là tạm thời chứ chiều cao này không thể giữ được lâu dài.
Người trưởng thành vẫn có thể cao được, nhưng đó chỉ là tạm thời chứ chiều cao này không thể giữ được lâu dài.

Các thời điểm phát triển vượt trội

Mọi đứa trẻ đều lớn lên với tốc độ rất chậm cho đến khi ngừng hẳn lại, với các mốc phát triển bộc phát khi còn nhỏ và khi đang ở tuổi mới lớn.

Với chế độ ăn tốt, giàu vitamin D và canxi, hầu hết các bé gái đều phát triển chiều cao từ lúc 10 đến 14 tuổi và dừng lại lúc 16 tuổi, trong khi các bé trai bắt đầu lớn từ 12 đến khoảng 16 hoặc 18 tuổi, và theo bác sĩ Milbrandt, một số trường hợp đặc biệt còn kéo dài đến 20 tuổi. Sau đó, các đĩa sụn tăng trưởng của chúng (nằm ở cuối mỗi đoạn xương) bị hấp thụ vào cơ thể, vì thế ngăn chặn những sự thay đổi có thể xảy ra.

Bác sĩ Milbrandt cho biết: “Có thể có bệnh nhân 21 tuổi nhưng vẫn trẻ về tuổi xương, đó là lý do tại sao cậu ta vẫn cao lên khi đang học đại học, trái lại chiều cao của một số người khác đã ngừng tăng lên khi họ mới 13 hoặc 14 tuổi”.

Các nhà khoa học đang tìm hiểu điều gì khiến các sụn tăng trưởng ngừng phát triển. Các bác sĩ nội tiết nhi khoa có thể kê đơn một loại hormone gọi là IGF-1 cho những trẻ có chiều cao dưới trung bình trong giai đoạn dậy thì để có được chiều cao bình thường. Nhưng với người lớn thì không có tác dụng “vì người lớn không có các đĩa sụn trưởng thành ”, Milbrandt giải thích.

Những người bất thường về nội tiết có thể vẫn cao lên khi đã trưởng thành, nhưng họ có thể bị một chứng bệnh gọi là chứng phì đại. Theo Milbrandt, “Họ thường có một khối u trong tuyến yên tiết ra quá nhiều hormon tăng trưởng. Nhưng kể cả như thế họ cũng chỉ cao lên đến năm 25 tuổi mà thôi”. Ông cũng khuyên rằng người trưởng thành mà vẫn cao lên sau 21 tuổi thì nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán.

Chiều cao thay đổi trong ngày

Một số người trưởng thành có thể nhầm tưởng là mình vẫn cao lên vì thực ra chiều cao của mỗi người cũng thay đổi trong ngày. Nhìn chung, một người sẽ cao hơn vào buổi sáng so với buổi chiều do các tế bào hấp thu nhiều chất lỏng trong đêm.

“Hãy tưởng tượng một chiếc lốp xe được bơm căng – cái đó gọi là sức trương. Khi bạn tỉnh dậy và chưa hề đứng, sức trương của bạn đạt cực đại, vì thế buổi sáng bạn sẽ cao hơn. Vào cuối ngày, trọng lực lên tiếng và khoảng không giữa các đốt sống đã mất đi sức trương đó”.

Theo Milbrandt: “Sự khác biệt về chiều cao giữa buổi sáng và buổi tối có thể lên đến hơn 1 cm và chắc chắn một bệnh nhân sẽ cao hơn khi họ đến phòng khám vào buổi sáng. Ngoài ra, chiếc cân ở phòng khám cũng có thể không chính xác".

Làm thế nào để cao hơn?

Sau giai đoạn dậy thì, cơ thể của hầu hết chúng ta bắt đầu thu nhỏ lại cùng tuổi tác. Nhưng vẫn có nhiều cách để duy trì chiều cao và thậm chí cải thiện thêm. Theo bác sĩ Milbrandt, ông luôn khuyên các bệnh nhân bổ sung thêm vitamin D để xương khỏe hơn.

Các bài tập rướn người và yoga có thể có tác dụng tăng chiều cao nhờ kéo dài cột sống, nhưng tác dụng này chỉ là tạm thời.

Theo Đinh Vân

Trí thức trẻ/CafeBiz

Trở lên trên