Lý do tôi không nghe lời khuyên "Muốn giàu, đừng mua cà phê sang chảnh" của triệu phú Canada
Việc thành lập và bán doanh nghiệp với giá hàng tỷ USD là việc khác nhiều so với quản lý tiền bạc khi bạn kiếm được vài chục nghìn USD/năm.
- 20-03-2021Tuổi thơ đầy cơ cực bỏ học từ năm lớp 6 làm thợ may, Phi Nhung nay giàu cỡ nào mà nuôi tận 23 người con?
- 19-03-2021Thí nghiệm kinh điển chỉ rõ: TỰ CHỦ là nền tảng quan trọng nhất của người giàu
- 16-03-2021Người nghèo chèo thuyền, người giàu sắm cánh buồm: Hiểu được điều này, bạn sẽ tìm được cách kiếm được nhiều tiền hơn
*Bài viết là quan điểm của Ben Le Fort – một chuyên gia kinh tế và tác giả chuyên viết về tài chính cá nhân.
Kevin O’Leary là doanh nhân thành đạt và là một trong những "nhà đầu tư cá mập" nổi tiếng của chương trình Shark Tank. Ông ấy thường đưa ra nhiều lời khuyên về tài chính cá nhân trên các diễn đàn công khai.
Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu những lời khuyên đó có đúng và đủ tốt hay không? Theo quan điểm của tôi, lời khuyên về tiền bạc mà Kevin đưa ra hầu hết chỉ mang tính chất thuyết giảng và chung chung chứ không thực sự thực tế. Trong bài viết này, tôi sẽ đề cập đến vấn đề mình gặp phải với một trong những lời khuyên nổi tiếng nhất của triệu phú người Canada này.
Kevin O’Leary là ai?
Năm 1999, Kevin bán công ty của mình với giá 3,7 tỷ USD và thu về một khoản tiền lớn nhưng không được tiết lộ cụ thể. Theo thống kê, hiện ông sở hữu khối tài sản trị giá hơn 400 triệu USD. Kể từ đó, ông ấy bắt đầu đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Rõ ràng, đây là một doanh nhân thành đạt và tôi ngưỡng mộ ông vì điều đó.
Triệu phú Kevin O’Leary.
Lời khuyên tài chính cá nhân của Kevin
Một trong những lời khuyên nổi tiếng nhất của triệu phú này là "Đừng bao giờ mua cà phê sang chảnh". Trong một số trường hợp nhất định, câu nói này có lý nhưng chỉ là một số chứ không phải tất cả! Tôi không nghĩ rằng ai đó có thể gặp vấn đề đáng kể về tiền bạc chỉ vì mua cà phê ngoài tiệm.
Tôi thấy rằng lời khuyên của các chuyên gia tài chính thường được đơn giản hóa quá mức. Trong trường hợp của Kevin, nó giống việc xây dựng thương hiệu cá nhân hơn là lời khuyên chân chính. Thông thường, những lời khuyên kiểu như vậy được đưa ra theo kiểu kịch tính nhất có thể nhưng lại thiếu đi sự đồng cảm hay tình hình thực tế đối với người nhận được lời khuyên.
Liệu việc uống cà phê ngoài hàng thường xuyên có thực sự là một sự lãng phí?
Kevin đi lên từ hai bàn tay trắng nhưng lời khuyên không mua cà phê ngoài hàng của ông ấy lại không liên hệ mấy đến thời kỳ đó mà được đưa ra lúc ông đã giàu "nứt khố đổ vách". Ông ấy có như tôi đâu mà hiểu cách quản lý tiền bạc tốt cho người "nghèo".
Việc thành lập và bán doanh nghiệp của mình với giá hàng tỷ USD là một việc khác nhiều so với quản lý tiền bạc khi bạn kiếm được vài chục nghìn USD/năm. Quan điểm của tôi là người giàu không phải lúc nào cũng biết cách tốt nhất để giúp bạn quản lý tiền bạc.
Cuộc tranh luận về "latte"
"Latte factor" lần đầu tiên được tác giả David Bach đề cập đến trong cuốn sách "The Automatic Millionaire" của mình. Theo đó, những mặt hàng có vẻ nhỏ nhặt và thường xuyên như một cốc cà phê hay vài chiếc bánh ngọt có thể trở thành một khoản tiền đáng kể theo thời gian.
Bach lập luận rằng bằng cách cắt bỏ những khoản mua sắm nhỏ này và tự động hóa việc tiết kiệm theo hướng tiết kiệm và đầu tư, bạn có thể tạo ra nhiều của cải hơn trong suốt cuộc đời. Kể từ đó, rất nhiều nhân vật nổi tiếng khác cũng đưa ra quan điểm tương tự, trong đó có Kevin.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC, ông nói: "Tôi không bao giờ mua một ly cà phê giá 2,5 USD. Đừng bao giờ mua cà phê ngoài tiệm vì nó rất lãng phí".
Nên làm gì?
Đối với tôi, một cốc cà phê ngoài hàng mỗi ngày không phải lý do khiến bạn không tiết kiệm được tiền! Nếu gặp vấn đề về tài chính, có hai điều khác cần được bạn quan tâm hơn là một cốc cà phê.
Một là chi phí cho "Big 3" của bạn là bao nhiêu và hai là bạn kiếm được bao nhiêu tiền. "Big 3" bao gồm chi phí nhà ở, đi lại và thực phẩm. Chúng chiếm gần 70% ngân sách trung bình của một hộ gia đình. Đây chính là nơi bạn có thể tìm cách cắt giảm chi phí và dùng khoản tiền đó để tiết kiệm.
Nếu muốn tiết kiệm, hãy chú ý đến những khoản khác ngoài cà phê ngoài tiệm.
Ngay cả khi bạn "nghiện" cà phê, thật khó để tưởng tượng ra cảnh loại đồ uống này có thể tàn phá tài chính của bạn. Nếu cà phê là yếu tố chính ảnh hưởng đến tài chính, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần tăng thu nhập.
Tôi từng đọc blog của một nhân viên phân tích tài chính ở Boston nói rằng cô ấy đã tiết kiệm được 100.000 USD trong 3 năm và vẫn chi tiền cho cà phê ngoài hàng.
Cô viết: "Hiểu được những ưu tiên cá nhân giúp tôi thành công trong quá trình tiết kiệm. Tôi không tước đoạt đi niềm vui của bản thân chỉ vì đang tiết kiệm cho mục tiêu lớn. Tôi thường chi khoảng 100 USD/tháng cho cà phê. Đối với tôi, cà phê rất quan trọng vì nó giúp tôi cảm thấy tốt hơn. Tôi cố gắng chi tiền vào những điều khiến mình vui vẻ và hạn chế chi tiêu vào thứ khác không cần thiết hơn để bù lại. Chỉ khi hạnh phúc, bạn mới có năng lượng để làm mọi việc".
Vì vậy, tùy theo tình hình tài chính hiện tại, bạn có thể xem xét liệu việc cắt giảm cà phê ngoài hàng có thực sự giúp bạn tiết kiệm được nhiều tiền hơn và trở nên giàu có hay không.
Về phần mình, tôi sẽ tìm cách tăng thu nhập hoặc cắt giảm chi tiêu từ những thứ lớn hơn trong cuộc sống như "Big 3" để không cảm thấy "tội lỗi" khi chi tiền cho một cốc đồ uống hay đồ ăn yêu thích.
Nguồn: TMN
Doanh nghiệp và tiếp thị