MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ly hôn sau 8 năm vì hối hận để vợ giữ hết tiền lương, tôi nhận ra rằng: Đàn ông mà "vô sản" thì chẳng còn tiếng nói gì

13-06-2019 - 20:37 PM | Sống

Nhiều người cho rằng, ai làm ra và nắm giữ nhiều tiền hơn mới có quyền lực kinh tế trong tay, mới có tiếng nói hơn trong gia đình.

Ông bà ta ngày xưa thường nói "Của chồng công vợ". Chính do đó, của cải làm ra thời xưa đều do người phụ nữ quán xuyến để lo trong lo ngoài, giàu hay nghèo phần lớn là do người vợ biết cách chi tiêu hợp lý hay không. Nhiều người đàn ông ngày nay vẫn chủ động trao quyền lực kinh tế cho vợ nhưng kết quả nhận được lại không hề giống nhau.

01.

Anh Trương đã kết hôn được 8 năm. Sau khi về chung một nhà, vợ anh đã tịch thu thẻ lương và quyết định trở thành tay hòm chìa khóa. Lúc đó, anh Trương đồng ý ngay vì thấy vợ là người khá biết tính toán trong chi dùng nên anh cũng yên tâm, từ đó hoàn toàn phó mặc chuyện tiền nong cho vợ quản lí.

Nhưng khi nhu cầu của anh Trương bắt đầu tăng lên thì mọi chuyện bắt đầu khác. Do vợ quản thúc tiền lương quá chặt, mỗi lần muốn ra đường có việc gì đó, anh Trương đều khóc dở mếu dở khi phải ngửa tay xin vợ tiền. Đi đám cưới đám hỏi đã khó, đến khi đi làm tất phải có giao lưu nhậu nhẹt, anh lại càng đau đầu vì lần nào hỏi, vợ anh cũng nói không có tiền. Thế nhưng thực tế anh biết rõ rằng, không tháng nào cô ấy không có quần áo mới, đồ ăn ngon đầy rẫy mà nhiều khi không hề ăn đến, các loại thuốc thực phẩm chức năng mua liên tục nhưng có lúc phải bỏ đi vì hết hạn, rồi đồ dùng trong nhà cũng tự dưng mua thêm về mà chẳng có mấy tác dụng... Hễ anh nhắc tới, vợ anh gắt lên: "Em mua đồ cho nhà dùng chứ có phải cho người dưng đâu, anh thì biết gì về chi tiêu trong nhà mà nói!"

Ly hôn sau 8 năm vì hối hận để vợ giữ hết tiền lương, tôi nhận ra rằng: Đàn ông mà vô sản thì chẳng còn tiếng nói gì - Ảnh 1.

Chuyện thường ngày anh Trương đã nín nhịn, đến khi có vụ làm ăn cần một số tiền lớn, anh vừa nhắc đến thì vợ lại bực bội: "Anh làm ăn cái kiểu gì mà suốt ngày cứ đòi thêm tiền hoài thế? Kiếm thì chẳng được bao nhiêu, một lúc lại phải đưa thêm là thế nào?". 

Dần dà nhiều lần như thế, lời qua tiếng lại, quan hệ vợ chồng ngày một rạn nứt, niềm tin và sự tôn trọng giữa cả hai bên đều không còn. Đến năm thứ 8, cả hai đi đến quyết định ly hôn. Anh Trương hối hận vô cùng, nếu thời gian quay trở lại, anh hy vọng bản thân không bao giờ đưa hết tiền cho vợ giữ để phải chịu cảnh bị gò bó, mất mặt, phải ngửa tay xin từng đồng tiền mình làm ra như vậy. 

Anh nói: "Đúng là đàn ông mà vô sản thì chẳng có chút tiếng nói nào trong nhà!"

02.

Trái ngược với vợ chồng anh Trương, hàng xóm của họ là anh Nguyên đã kết hôn 3 năm và cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi vợ là tay hòm chìa khóa chính trong nhà. Tuy cầm toàn bộ thu nhập của cả gia đình nhưng anh Nguyên chưa bao giờ bị giới hạn tiền tiêu. Hàng ngày, vợ anh Nguyên luôn để sẵn trong ví chồng một ít tiền mặt để tiêu vặt. Nếu có nhu cầu chi tiêu lớn hơn, cô ấy sẽ hỏi anh mục đích cụ thể nhưng chưa bao giờ ngăn cấm.

Tuy anh hoàn toàn phó mặc vấn đề tiền nong cho vợ quản lý nhưng cô luôn hạch toán đầy đủ, lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng và ghi chép lại những khoản phát sinh trong ngày. Cứ thế, giữa hai vợ chồng vừa có sự riêng tư, vừa vô cùng minh bạch, không phát sinh tranh chấp gì lớn về mặt tài chính.

Ly hôn sau 8 năm vì hối hận để vợ giữ hết tiền lương, tôi nhận ra rằng: Đàn ông mà vô sản thì chẳng còn tiếng nói gì - Ảnh 2.

Có thể thấy, nếu vợ chồng có thể đứng trên quan điểm của đối phương để thấu hiểu cho nhau nhiều hơn thì mối quan hệ hôn nhân sẽ luôn hạnh phúc, dù sức mạnh kinh tế được trao vào tay ai. Khi có mâu thuẫn gia đình liên quan đến tài chính, cả hai cần ngồi lại cùng xem xét lại tất cả chi tiêu từ nhu cầu sinh hoạt, thói quen chi tiêu cũng như các nguồn thu của gia đình, sau đó trao đổi thẳng thắn với nhau. Nên động viên và cùng nhau đi đến thống nhất là đưa ra giải pháp chung mà cả hai có thể chấp nhận được.

Trong gia đình, không nhất thiết người vợ phải là tay hòm chìa khóa mà ai có khả năng quản lý thu chi tốt hơn thì có thể giữ vai trò này nhưng tất cả mọi chi tiêu đều phải có sự thống nhất giữa vợ và chồng. Trong mọi trường hợp, dù ai là người giữ tiền thì người kia cũng cần quan tâm và biết rõ các khoản thu để cùng có kế hoạch và mục tiêu cho tương lai gia đình. 

Giữa hai người phải có sự cảm thông, chia sẻ những khó khăn với nhau, cân bằng trách nhiệm tài chính và trách nhiệm tâm lý để giữ cho hôn nhân luôn bình đẳng, ai cũng có tiếng nói.

Phương Thúy

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên