MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ly kỳ hàng nghìn con CÁ LÓC "BIẾT BAY" khi nghe tiếng chủ ở Cồn Sơn và chuyện tình của ông "Vua cá" dành cho vợ: "Làm gì làm, sáng ra phải hun bả một cái"!

04-03-2021 - 18:23 PM | Sống

Ly kỳ hàng nghìn con CÁ LÓC "BIẾT BAY" khi nghe tiếng chủ ở Cồn Sơn và chuyện tình của ông "Vua cá" dành cho vợ: "Làm gì làm, sáng ra phải hun bả một cái"!

Chúng tôi có một cuộc gọi báo trước về chuyến đi này và chỉ mất khoảng 30 phút từ trung tâm thành phố Cần Thơ đi Cồn Sơn để có mặt như đã hẹn với vợ chồng chú Lê Trung Tín và câu chuyện được bắt đầu từ cái tên "vua cá lóc bay" mà nhiều người vẫn thường dành để gọi chú Tín.

Đó là một dịp chúng tôi ghé thăm Cồn Sơn - lần đầu tiên có những trải nghiệm tuyệt vời tại vùng đất màu mỡ có hàng trăm năm tuổi nhờ phù sa bồi đắp này.

Đi đò băng qua dòng chảy của sông Hậu để đến Cồn Sơn và ngoại trừ khách du lịch bạn có thể tìm gặp và nói chuyện với người bản xứ bất cứ lúc nào dựa vào sự nồng hậu của họ. Chúng tôi có một cuộc gọi báo trước về chuyến đi này và chỉ mất khoảng 30 phút từ trung tâm thành phố Cần Thơ đi Cồn Sơn để có mặt như đã hẹn với vợ chồng chú Lê Trung Tín và câu chuyện được bắt đầu từ cái tên "vua cá lóc bay" mà nhiều người vẫn thường dành để gọi chú Tín.

Ly kỳ hàng nghìn con CÁ LÓC BIẾT BAY khi nghe tiếng chủ ở Cồn Sơn và chuyện tình của ông Vua cá dành cho vợ: Làm gì làm, sáng ra phải hun bả một cái! - Ảnh 1.

Chú Lê Trung Tín - người được bà con xứ miền Tây đặt cho biệt danh "Vua cá lóc bay".

LY KỲ CHUYỆN HÀNG NGHÌN CON CÁ LÓC... "BIẾT BAY" KHI NGHE TIẾNG CHỦ

Định nghĩa về những con cá lóc biết bay có thể còn rất mới lạ, thế nhưng nó đã là câu chuyện xảy ra cách đây khoảng 4 năm ở Cồn Sơn và gắn liền với người đàn ông tên Lê Trung Tín. Chắc chắn những gì bạn đang được nhìn thấy không phải là một màn ảo thuật bởi chúng tôi đã được tận mắt nghe và chứng kiến những con cá lóc phóng khỏi mặt nước hơn 50 centimet sau khi nghe hiệu lệnh của chủ để đớp mồi - điều mà bạn chưa từng nhìn thấy ở loài cá này.

Dành khoảng 500 mét vuông trong vườn đào vèo nuôi cá, chú Tín hiện đang sở hữu 6 vèo cá lóc với các kích cỡ lớn nhỏ và hầu như ở vèo nào cá cũng "biết bay".

Xách theo thùng thức ăn nhỏ kèm theo một chiếc đĩa inox bóng loáng đi xung quanh vườn, chú Tín nhìn dò xét xem vèo nào cá đã ăn no vèo nào chưa. Rồi như thường lệ chú dùng đĩa gõ vào thành thùng tạo nên âm thanh "Cộc cộc cộc" rồi lớn giọng như kêu đàn con: "Lên ăn nè". Sau tiếng đếm một hai ba, chú Tín vung tay hất cho đĩa thức ăn trải đều khắp mặt hồ, dưới nước hàng trăm con cá lóc nhanh nhẹn phóng lên, há mồm đỏ choảng tạo nên một cảnh tượng "đáng nể".

Mấy năm trước, người dân trong vùng gọi chú Tín là "vua cá lóc bay", bởi ngoài kinh nghiệm hơn 20 năm "đào ao nuôi cá" chú còn được xem là người đầu tiên sáng tạo ra phong trào cho cá lóc bay, chú hiểu những đặc điểm, thậm chí là biết tính cá như "thần". Ở trên Cồn Sơn, không có người thứ hai như vậy!

Ly kỳ hàng nghìn con CÁ LÓC BIẾT BAY khi nghe tiếng chủ ở Cồn Sơn và chuyện tình của ông Vua cá dành cho vợ: Làm gì làm, sáng ra phải hun bả một cái! - Ảnh 2.
Ly kỳ hàng nghìn con CÁ LÓC BIẾT BAY khi nghe tiếng chủ ở Cồn Sơn và chuyện tình của ông Vua cá dành cho vợ: Làm gì làm, sáng ra phải hun bả một cái! - Ảnh 3.
Ly kỳ hàng nghìn con CÁ LÓC BIẾT BAY khi nghe tiếng chủ ở Cồn Sơn và chuyện tình của ông Vua cá dành cho vợ: Làm gì làm, sáng ra phải hun bả một cái! - Ảnh 4.

Từ "công cụ" hút khách của một khu du lịch sinh thái, "cá lóc bay" trở thành mô hình kinh doanh sáng tạo và độc nhất của gia đình chú Tín.

"Cứ ngày cho ăn mấy cữ vậy đó rồi nó quen, nó dạn lắm", chú Tín nói rồi dẫn chúng tôi đi xem từng vèo cá, thông tin cho chúng tôi biết vèo nào cá đã biết bay vèo nào chưa.

"Vèo này sung nè, cá nhỏ không hà mà nó bay dữ thần lắm. Vèo kia cá lớn rồi", vừa nói chú Tín vừa chỉ tay. Nếu chỉ nghe kể qua tai hoặc từ một câu chuyện phiếm nào đó chắc người ta sẽ chỉ nể phục người nông dân này bởi tài ảo thuật hoặc là cũng sẽ chỉ nghe như nghe Bác Ba Phi kể chuyện chứ chẳng thể tin nổi. Nhưng khi nhìn tận mắt những chú cá dạn dĩ ngoi hẳn lên bờ như "làm quen" với khách thì mới hiểu chúng thật sự đã bị thuần phục.

Cá lóc vốn dĩ là loài nhát tính nhưng lại rất háu ăn, chúng có thể ăn tới 20% trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Cá lóc thường sống ở độ sâu từ 1 mét dưới mặt nước, chúng đớp mồi khá nhanh, dứt khoát và im lìm. Nhờ nắm được những đặc tính này của cá, chú Tín cho nuôi chúng thành từng vèo, đầu tiên là tập cho cá sống theo bầy đàn, dạn dĩ sau đó cũng chính vì bản năng háu ăn mà loài cá này sẽ tìm cách để tiếp cận mồi một cách nhanh, gọn, lẹ nhất. Cách cá lóc bay lên đớp mồi là nhờ sự huấn luyện của chú Tín trong 3 tháng trời.

"Cá ngoài đồng nghe tiếng động nó bơi mất xác không cần phải đợi có người, cá nhà này như quen hay gần gũi lắm với chúng nó vậy, vừa đứng gần ao nó như thấy bóng dáng mình hay sao đó mà cứ sáp lại một đàn đưa miệng ngoi lên y hệt đòi ăn", một vị khách đang tham quan vèo cá vừa lắc đầu vừa nói với giọng thắc mắc.

Ly kỳ hàng nghìn con CÁ LÓC BIẾT BAY khi nghe tiếng chủ ở Cồn Sơn và chuyện tình của ông Vua cá dành cho vợ: Làm gì làm, sáng ra phải hun bả một cái! - Ảnh 5.
Ly kỳ hàng nghìn con CÁ LÓC BIẾT BAY khi nghe tiếng chủ ở Cồn Sơn và chuyện tình của ông Vua cá dành cho vợ: Làm gì làm, sáng ra phải hun bả một cái! - Ảnh 6.
Ly kỳ hàng nghìn con CÁ LÓC BIẾT BAY khi nghe tiếng chủ ở Cồn Sơn và chuyện tình của ông Vua cá dành cho vợ: Làm gì làm, sáng ra phải hun bả một cái! - Ảnh 7.

Đàn cá lóc của chú Tín dạn đến mức chúng có thể ngóng lên bờ "làm quen" với khách.

Thật tình vừa nhìn thấy cảnh đám cá dạn dĩ bường hẳn lên một mé áo tôi đã hơi sợ, làm gì có loại cá lóc nào mạnh dạn đến mức này? Nhưng rất nhanh khi nghe tiếng chú Tín gõ "cộc cộc" bên bờ bên kia chúng nó đã hí hửng quay đầu đổi bên, thiệt khó hiểu.

"Tụi nó ham ăn lắm, biết ý nên từ lúc nhỏ cho tụi nó ăn chú gõ rồi gọi, mới hất đồ ăn, từ từ tụi nó quen tụi nó sẽ nghe theo mình, hồi đầu nó nghe hiệu lệnh thôi, từ từ mình nuôi thành đàn, mỗi lần đến cữ mình cho ăn nó biết là sẽ nhảy lên đón cho kịp thức ăn", chú Tín giải thích.

Vừa cho cá ăn xong, nhìn xuống mặt hồ thấy đàn cá sung sức đón thức ăn, chú Tín cười rồi giải thích tiếp: "Cá từ một tuần tuổi mình tập đến khoảng 2 - 2,5 tháng tuổi là mình cho cá biểu diễn cho khách xem được rồi. Đến khoảng 3 tháng rưỡi 4 tháng cá mới được gọi là bay mạnh - đều và đẹp nhất, lúc này thì cá còn "trẻ trâu", "con nít" đó nên sung sức lắm, đàn cá đến khoảng 5 - 6 tháng tuổi mình xếp nó vào đàn cá "trung niên" còn đàn cá khoảng 8 tháng tuổi nặng tầm 1kg thì mình xếp vào đàn cá già, lúc này cá bắt đầu lười bay".

"Do cá nhỏ dài khoảng 20, 30 centimet nên mình nhìn nó bay cao hơn chứ thật ra cá lớn hay nhỏ gì tính từ đỉnh đầu của cá đến mặt nước nó bay cũng có một độ cao thôi", chú Tín nói rảo xong một vòng hết tất thảy 6 vèo cá rồi bước vào nhà ngồi xuống ghế nhựa cạnh vợ giới thiệu về món khô cá lóc "đặc sản" nhà mình.

Khi cá có những đặc điểm "lớn tuổi", chú Tín sẽ phân ra thành một vèo riêng, cá trong vèo này sẽ dành để "tiếp khách". Nếu là khách du lịch đến với khu du lịch Tín Hòa thì có thể thưởng thức tại chỗ các món ăn về cá lóc, đặc biệt phải kể đến món "đắt nhất" lại mang đến nhiều doanh thu cho nơi này là khô cá lóc có giá từ 300.000 đồng/kg. Vì thịt cá khá chắc và được chế biến cầu kỳ từ xẻo, ướp, phơi, đóng gói, khách du lịch có thể mua về làm quà biếu.

Ly kỳ hàng nghìn con CÁ LÓC BIẾT BAY khi nghe tiếng chủ ở Cồn Sơn và chuyện tình của ông Vua cá dành cho vợ: Làm gì làm, sáng ra phải hun bả một cái! - Ảnh 8.
Ly kỳ hàng nghìn con CÁ LÓC BIẾT BAY khi nghe tiếng chủ ở Cồn Sơn và chuyện tình của ông Vua cá dành cho vợ: Làm gì làm, sáng ra phải hun bả một cái! - Ảnh 9.

Ngay cả đám cá nhỏ cũng rất sung.

TÌNH YÊU ĐẸP NHƯ MƠ CỦA VỢ CHỒNG "VUA CÁ LÓC BAY": LÀM GÌ LÀM SÁNG RA CŨNG PHẢI HUN BẢ MỘT CÁI!

Vợ chồng chú Tín tiếp tục câu chuyện thông qua mạch kể về những ngày đầu tiên cả hai đặt chân đến Cồn Sơn: "Thời hồi đó ba với nội chú là người khai phá ở đây, chú sinh ra rồi lớn lên ở đây. Làm vườn tược rồi gắn bó với nghề nuôi cá lóc khoảng hai mươi mấy năm, lấy vợ đến năm 2015, Cồn Sơn phát triển du lịch rồi chú làm du lịch cho tới thời điểm hiện tại".

Gia đình chú Tín có 4 người, một người con trai lớn 24 tuổi đang chịu trách nhiệm quản lý khu du lịch sinh thái của gia đình và một cô con gái út hiện đang học lớp 12. Cô Hòa tiếp lời chú Tín nói về khoản chăm sóc vườn tược. Có lẽ vì mỗi người chia nhau một việc mà gần như cuộc sống của cả hai cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Ly kỳ hàng nghìn con CÁ LÓC BIẾT BAY khi nghe tiếng chủ ở Cồn Sơn và chuyện tình của ông Vua cá dành cho vợ: Làm gì làm, sáng ra phải hun bả một cái! - Ảnh 10.
Ly kỳ hàng nghìn con CÁ LÓC BIẾT BAY khi nghe tiếng chủ ở Cồn Sơn và chuyện tình của ông Vua cá dành cho vợ: Làm gì làm, sáng ra phải hun bả một cái! - Ảnh 11.

Chú Tín và cô Hòa được xem là hai người chủ vui tính nhất ngành cá xứ miền Tây. Và dù đã trải qua mấy mươi năm ở cạnh nhau, nhưng chú Tín không bao giờ quên dành những thứ ngọt ngào mà chân thật nhất cho người vợ của mình.

"Sau này cô chú làm thêm mảng ẩm thực nên tuyển người phụ giúp. Chứ hồi trước chỉ có hai vợ chồng chia việc ra làm. Giờ có người quán xuyến hết thảy, chú thì vẫn phải giám sát khâu chăm sóc cây cảnh, vườn trái cây, cô thì ở bếp coi tới lui nấu nướng cho khách".

Nói riêng về hai vợ chồng chắc có lẽ chú Tín vẫn ngại nhưng riêng cô Hòa cứ cười khúc khích: "Cô cũng nói với tụi nhỏ luôn, làm gì thì làm sáng ra quy định là phải hun vợ một cái. Ví dụ ngày đó mà có cự cãi gì là chắc chắn sáng không có hun rồi, mình nhắc nhẹ: "Sáng anh quên hun em", lúc đó hun một cái rồi làm hòa thôi, giận cỡ nào cũng hết", câu nói của cô Hòa vừa dứt, cả hai vợ chồng ngại ngùng nhưng không giấu được sự hạnh phúc bật cười thành tiếng.

Ly kỳ hàng nghìn con CÁ LÓC BIẾT BAY khi nghe tiếng chủ ở Cồn Sơn và chuyện tình của ông Vua cá dành cho vợ: Làm gì làm, sáng ra phải hun bả một cái! - Ảnh 12.

Người dân trong vùng thường dùng từ "Vua cá lóc" để kể về chú Tín, minh chứng cho một sự sáng tạo độc nhất vô nhị làm hãnh diện cho bà con tại miền Tây.

Cả hai vợ chồng chú Tín chia nhau hẳn hoi phần việc và sắp xếp thời gian biểu hợp lý như một người làm việc chuyên nghiệp và thực thụ ở thành thị. Ví dụ chú Tín đi họp ở phường thì cô Hòa ở nhà quản lý, trông nom nhà cửa. Rất ít khi cãi nhau, mọi thứ luôn diễn ra tuần tự từ người này đến người kia, người nói luôn có người nghe và người làm phải có người hiểu. Đến nay, chú Tín đã đăng ký thương hiệu "cá lóc bay" dưới cái tên Tín Hòa cũng đủ hiểu cả hai vợ chồng gắn bó với nhau nhiều như thế nào.

Ngoài việc bàn nhau tuyển thêm người phụ giúp công việc trong nhà, cô chú còn đồng thuận tạo công ăn việc làm cho rất nhiều sinh viên đang theo học ngành du lịch của tỉnh.

"Mấy đứa sinh viên học du lịch có thể về đây thực tập rồi làm luôn ở đây, tụi nó về đây làm với chú nhiều lắm, có đứa giờ thành công đi Hà Nội nhận giải này, giải kia. Con chú chú thấy đi học ra rồi làm việc bấp bênh nên chú có bảo về phụ giúp gia đình, giờ hiện tại nó cũng đang là người quản lý", chú Tín kể lại bằng tất cả sự tự hào.

Ly kỳ hàng nghìn con CÁ LÓC BIẾT BAY khi nghe tiếng chủ ở Cồn Sơn và chuyện tình của ông Vua cá dành cho vợ: Làm gì làm, sáng ra phải hun bả một cái! - Ảnh 13.

Chồng huấn luyện cá lóc bay, còn vợ chú Tín lại tập trung vào việc làm và phát triển món khô cá lóc vốn cũng là một trong những đặc sản không thể thiếu khi về miền Tây.


Ly kỳ hàng nghìn con CÁ LÓC BIẾT BAY khi nghe tiếng chủ ở Cồn Sơn và chuyện tình của ông Vua cá dành cho vợ: Làm gì làm, sáng ra phải hun bả một cái! - Ảnh 14.
Ly kỳ hàng nghìn con CÁ LÓC BIẾT BAY khi nghe tiếng chủ ở Cồn Sơn và chuyện tình của ông Vua cá dành cho vợ: Làm gì làm, sáng ra phải hun bả một cái! - Ảnh 15.
Ly kỳ hàng nghìn con CÁ LÓC BIẾT BAY khi nghe tiếng chủ ở Cồn Sơn và chuyện tình của ông Vua cá dành cho vợ: Làm gì làm, sáng ra phải hun bả một cái! - Ảnh 16.
Ly kỳ hàng nghìn con CÁ LÓC BIẾT BAY khi nghe tiếng chủ ở Cồn Sơn và chuyện tình của ông Vua cá dành cho vợ: Làm gì làm, sáng ra phải hun bả một cái! - Ảnh 17.

Khô cá lóc do chính tay vợ chú Tín làm từ khâu chọn cá, làm sạch, tẩm ướp và phơi khô.

TỪ TRIẾT LÝ CỦA NGƯỜI KHAI HOANG MỘT VÙNG ĐẤT ĐẾN KHI LÀM MỘT "NÔNG DÂN GIÀU"

Theo người dân bản xứ, từ trước năm 1930, Cồn Sơn được gọi là Cồn Linh nhưng trong quá trình thế hệ ông bà đi mở cõi do nhận ra nơi này có gỗ cây Sơn - một loại cây quý hiếm nên sau này Cồn Linh được gọi thành Cồn Sơn. Việc khai thác gỗ, nhựa cây sơn từng là nghề truyền thống của một số gia đình đầu tiên đặt chân lên Cồn Sơn. Sau này gỗ Sơn cạn dần, người ta bắt đầu nghĩ đến việc phát triển vùng đất này bằng cách chuyển sang trồng cây ăn trái và nuôi bè cá.

Phải nói rằng, chính nhờ công sức của những người nông dân mở cõi, khai khẩn đất hoang mà dù không chứa bất kỳ một dự án nghìn tỷ nào Cồn Sơn vẫn phát triển. Từ "chung lưng đấu cật" để hoang hóa đường xá, người dân dựng chợ rồi tạo lập xóm làng, những bước đi đầu tiên để làm nên định nghĩa về những con đường rồi nhờ lao động chăm chỉ mà kiến tạo không gian sống cho một vùng đất nổi lên giữa dòng sông Hậu.

Ly kỳ hàng nghìn con CÁ LÓC BIẾT BAY khi nghe tiếng chủ ở Cồn Sơn và chuyện tình của ông Vua cá dành cho vợ: Làm gì làm, sáng ra phải hun bả một cái! - Ảnh 18.
Ly kỳ hàng nghìn con CÁ LÓC BIẾT BAY khi nghe tiếng chủ ở Cồn Sơn và chuyện tình của ông Vua cá dành cho vợ: Làm gì làm, sáng ra phải hun bả một cái! - Ảnh 19.
Ly kỳ hàng nghìn con CÁ LÓC BIẾT BAY khi nghe tiếng chủ ở Cồn Sơn và chuyện tình của ông Vua cá dành cho vợ: Làm gì làm, sáng ra phải hun bả một cái! - Ảnh 20.
Ly kỳ hàng nghìn con CÁ LÓC BIẾT BAY khi nghe tiếng chủ ở Cồn Sơn và chuyện tình của ông Vua cá dành cho vợ: Làm gì làm, sáng ra phải hun bả một cái! - Ảnh 21.

Chú Tín sắp xếp công việc một ngày trình tự từ việc họp hành ở quận đến việc chăm sóc vườn tược ở nhà.

Trải qua 4 năm nay, được hội nông dân, hội khuyến nông của phường hỗ trợ đến mức tối đa, chú Tín cùng người dân trên Cồn Sơn bắt thích nghi dần và vun đắp cho sự phát triển của nơi mình sinh sống. Có lẽ họ chính là những minh chứng xác thực nhất cho việc "dám thay đổi" - việc rất dễ nhưng lại khó vô cùng trong tư tưởng của một người nông dân. Ngay cả chính chú Tín đôi lúc cũng phải thừa nhận một điều rằng: Thay đổi chính là nguồn gốc của mọi sự phát triển!

"Thời điểm ban đầu làm du lịch, mỗi tuần chỉ có một tour khách, người ta vào tham quan ao cá lóc, lúc đấy chú vẫn chưa nghĩ ra cái màn "cá lóc bay", khách du lịch vào chỉ tham quan vườn trái cây, cách cho cá lóc ăn rồi về, lúc đó chú nghĩ nếu như mình không làm ra cái mới thì chỉ có giậm chân tại chỗ thôi. Trong khi nhiều người đã bỏ nghề nuôi cá lóc rồi, có thời điểm cá lóc chỉ rớt giá xuống còn hai mươi mấy nghìn một ký mà chú vẫn theo đến nay 22 năm. Rồi quá trình cho cá ăn, chú để ý cá lóc nó có đặc tính rất đặc biệt như háu ăn, thấy nó có thể nhảy khỏi mặt nước khi được cho ăn, chú nghĩ ra huấn luyện cho nó "bay", mất 2 tháng để rèn cái sự háu ăn của nó thành một điểm khác biệt, rồi chú nhớ tầm tháng 10/2016 người ta biết đến cá lóc bay".

Ly kỳ hàng nghìn con CÁ LÓC BIẾT BAY khi nghe tiếng chủ ở Cồn Sơn và chuyện tình của ông Vua cá dành cho vợ: Làm gì làm, sáng ra phải hun bả một cái! - Ảnh 22.

Cá lóc bay Tín Hòa đã được đăng ký thương hiệu riêng.

"Mình xem nó bay mình sướng lắm", câu nói này của chú Tín khiến chúng tôi ấn tượng vì có lẽ cảm nhận được đó cũng là một trong những cảm xúc rất chân thật của những người nông dân khi họ bắt đầu cảm nhận được sự tiến bộ vượt bậc của mình khi thực sự dành thời gian để mày mò, để thay đổi.

Một người có khi mất cả đời để gầy dựng cái gọi là "cơ ngơi", thiết nghĩ cũng giống như chú Tín, ngoài phụ thuộc vào "số phận" tất cả còn thay đổi bởi tầm nhìn và cách người ta "vận hành" mọi thứ. Làm thế nào để một người nông dân không nắm trong tay bất kỳ bằng cấp nào lại là người "khai hoang khẩn hóa" nơi ai cũng rời đi rồi cuối cùng trở thành người làm chủ kinh tế, phát triển du lịch một vùng đất? Không thể nói đơn giản là do "số phận" đúng không?

Theo Bảo Trân - Ảnh: Mỹ Hân

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên