"Ma cũ bắt nạt ma mới": 3 nhân vật nổi tiếng trong Tam Quốc dạy bạn cách đối phó với nạn bài trừ nơi công sở ra sao?
Cứ ngây thơ nơi công sở, rằng ai cũng sẽ tốt bụng với bạn như bố mẹ, rồi cuộc đời sẽ dạy cho bạn rằng nó không chỉ có màu hồng. 3 bài học dưới đây từ danh tướng, chính khách nổi tiếng trong Tam Quốc sẽ dạy bạn cách sống sót thành công khi mới đi làm.
- 25-01-20183 tuyệt chiêu để khẳng định giá trị của bản thân, trở thành người 'không thể thiếu" nơi công sở
- 18-01-2018Công sở cũng như một mối tình, không hợp nhau nữa thì chia tay, nhưng hãy đi trong văn minh và tử tế
- 30-12-2017Chuyện công sở cuối năm: Những việc cần làm để chào đón năm mới không phải ai cũng biết
Khi bước vào một môi trường làm việc mới, bạn đã từng bị đồng nghiệp bài trừ? Có người chỉ trích bạn trước đám đông, có người ác ý đâm sau lưng bạn… Không sai, điều bạn gặp phải chính là "nạn bài trừ nơi làm việc".
Điều tồi tệ là, những thành phần đâm chọc này nếu không phải kinh nghiệm đầy mình, thì cũng thuộc thành phần có quan hệ tốt, tìm lý do phao tin sai lệch, bài trừ, cô lập bạn, khiến bạn mất mặt chỉ muốn độn thổ, hoặc không thể phát huy hết khả năng của mình trong công việc.
Cuộc chiến bài trừ trong thời nay là tại nơi làm việc thì trong thời cổ đại chính là tại quan trường. Trên quan trường, mọi người lừa gạt lẫn nhau, nhất là đối với những nhân vật tài hoa, càng dễ gặp phải sự tẩy chay và cạm bẫy.
Lẽ nào cổ nhân vì lẽ đó mà nhẫn nhịn không nói hay sao? Không, họ vận dụng kỹ năng khéo để đối phó, để khiến vấn đề bài trừ tại nơi làm việc vô hình mà biến mất.
1. Vì nước mà nhẫn, kết giao cùng kẻ địch
Thời Tam Quốc, danh tướng Chu Du, người mà có thể trò chuyện, bình phẩm với Gia Cát Lượng, cũng từng gặp phải vấn đề bị bài trừ. Chu Du từ nhỏ đã là bạn thân với Tôn Sách, bản thân vốn tài năng hơn người, vừa vào quân đội đã được phong làm cận vệ Đại Tướng, nghiễm nhiên trở thành người quan trọng đối với Tôn Sách. Cũng chính vì được trọng dụng mà khiến một vị lão tướng tên Trình Phổ cảm thấy không bằng lòng.
Khi đó, Chu Du và Trình Phổ đều là đô đốc, mặc dù cùng nhận lệnh tấn công Giang Lăng, nhưng mọi quyết sách chiến sự đều do Chu Du quyết định. Trình Phổ vừa là người có kinh nghiệm chiến đấu phong phú, vừa là người dũng cảm hơn người, nên tỏ ra khinh thường người trẻ mà đảm nhận trọng trách như Chu Du, công khai sỉ nhục Chu Du. Nếu sự việc ma cũ bắt nạt ma mới mà ở thời đại ngày nay, thì Chu Du sẽ xử lý như thế nào?
Chu Du. Ảnh minh họa.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa mô tả Chu Du là người tính khí hẹp hòi, thực ra đều do La Quán Trung miêu tả. Tam quốc chí của Trần Thọ có viết Chu Du tính cách rộng lượng, và mặc dù ít tuổi, nhưng khí chất lại biểu hiện vô cùng sâu sắc.
Khi đối mặt với những hành động vô lý của Trình Phổ, ông không hề phản biện lại một câu mà nhẫn nhịn, im lặng. Khi Chu Du và Trình Phổ cùng nhận lệnh tấn công Giang Lăng, mặc dù cả hai đều là đô đốc, nhưng khi thảo luận về chiến sự, Trình Phổ lại tiếp tục chiêu thức cũ, phát ngôn xấc xược, Chu Du chỉ cười.
Sau chiến sự, Trình Phổ khoe khoang mưu lược của bản thận, coi khinh chiến lược của Chu Du. Chu Du không chỉ không vạch trần mà còn khiêm nhường nói rằng trận thắng lần này phần lớn là nhờ công lao trợ giúp của Trình Phổ.
Ý tốt của Chu Du đối với Trình Phổ, nếu nhất thời chỉ là sự nhịn nhục, thì chẳng khác nào là sự nịnh nọt, nhưng thực ra hành động đó của Chu Du đều ẩn chứa hàm ý, đó chính là: "Vì nước mà nhẫn", ông vì đại cục lớn lao mà nhượng bộ. Nhiều lần sau đó, Trình Phổ phát hiện hành động của Chu Du không phải vô cớ mà như vậy, nên vừa cảnh giác vừa thận trọng, ông còn nói với người khác rằng: "Kết giao với Chu Du, dù có uống rượu nặng, cũng không cảm thấy say".
Chu Du sử dụng mối quan hệ rộng rãi để đối mặt với vấn đề bài trừ nơi làm việc, nhưng ông không phải vì sự hé hòa mà nhượng bộ mà vì nghĩ cho cấp trên mà lùi bước, nhẫn nhịn. Điều này có hai cái lợi: một là cho thấy mình là người đàng hoàng, hai là khi thấy đối phương có hành động đâm chọc vô lý, những người khác tự động sẽ đứng về phía mình, đối phương thấy vậy sẽ tự động rút lui.
2. Lùi mà tiến, nói lời nhẹ nhàng
So với Chu Du thì chính khách Lạn Tương Như trong Tam Quốc Diễn Nghĩa lại không được trời hậu đãi như vậy, Liêm Pha từng nói: "Ta là tướng quân, đánh thành đoạt đất mới lập nên đại công, còn Lan Tương Như chỉ là kẻ nói xạo, mà địa vị lại cao hơn ta, hơn nữa hắn vốn dĩ là người thấp kém, bảo ta phải nhẫn nhục làm sao?"
Liêm Pha công khai phát ngôn:’’Chỉ cần để ta nhìn thấy Lạn Tương Như, ta sẽ sỉ nhục hắn". Vậy Lạn Tương Như nên làm thế nào? Ông tìm mọi cách tránh để Liêm Pha chọc gậy, mỗi lần lên chầu triều, ông đều lấy lý do bị bệnh mà lánh mặt. Khi đi ra ngoài, chỉ cần từ xa nhìn thấy Liêm Pha là lập tức quay ngựa đi đường khác.
Nhìn bề ngoài thì có vẻ đơn giản chỉ là nhẫn nhịn đối phó với Liêm Pha, nhưng thực ra hàm chứa bên trong là những tính toán của Tương Như. Thử nghĩ: thường cáo bệnh không chầu Triều, lại lần đầu đương nhiệm chức quan cao, Tương Như phải làm sao ứng phó? Chức vị cao lại chọn cách lánh mặt, liệu đây có phải văn hóa nhẫn nhịn để phân biệt địa vị giữa các quan?
Lạn Tương Như. Ảnh minh họa.
Đây chính là điểm lợi hại của Tương Như, ông lùi mà tiến, để bản thân chịu thiệt. Không chỉ khiến người khác có thể nhìn nhận, đánh giá mình một cách khách quan, mà còn chứng tỏ rằng những người yếu thế nhưng khiêm tốn sẽ luôn nhận được sự đồng thuận từ người khác. Nhưng cách này, chỉ có thể nhường người bằng vai phải lứa hoặc những người không đứng về phía Liêm Pha.
Còn đối với những người đồng nghiệp mà có thái độ hống hách đối đãi với mình ngay lúc đó thì phải làm thế nào?
Lạn Tương Như áp dụng một cách rất là tuyệt diệu: đó là nói lời nhẹ nhàng. Khi mà môn khách của ông không chịu được nữa, chạy lại giúp ông, ông liền ngăn lại và nói: "Đến Tần Vương ta còn dám lên án, sao ta lại phải sợ Liêm Pha’’, nước Tần không giám phái binh đánh nước Triệu là vì còn có hai ta, giờ nếu hai hổ đấu đá nhau thì cả hai sẽ đều chịu thiệt. Vậy nên việc ta nhượng bộ cũng là vì nghĩ cho đất nước. Việc công lo trước việc tư lo sau".
Lạn Tương Như lấy sự bất mãn của môn khách đề nói ra lý do của bản thân, quan trọng là sau khi nói ra ông không hề ép môn khách không được tiệt lộ mà cố ý đề cho Liêm Pha biết được nội dung cuộc trò chuyện.
Tại sao Lạn Tương Như lại làm như vậy? Một là khiến Liêm Pha tự nhận ra lỗi sai, hai là cho Liêm Pha thấy rằng ông không hề sợ sự bài trừ, đâm chọc, cách này quả là một mũi tên trúng hai đích, ba là một minh chứng hoàn hảo cho hành động lùi mà tiến. Cũng may, Liêm Pha là người thông minh, đã kịp thời đến tạ tội, hơn nữa dù cho Liêm Pha có lộ rõ bản chất háo chiến, cũng đã biết chọn cách xuống đài đúng đắn, hạ màn trận chiến bài trừ, để cả hai cùng chiến thắng.
3. Tích cực nghênh chiến hoặc là tìm cách tránh xung đột
Khi bạn lâm vào tình trạng bị bài trừ tại nơi làm việc, nếu dùng cách nhẫn nhịn của Chu Du hay cách lùi mà tiến của Lạn Tương Như đều không có hiệu quả, thì lúc này bạn không thể lẩn tránh điều đó được rồi, giờ chỉ còn hai cách: một là đối mặt hay là quay lưng lại với vấn đề đó. Khi chọn cách đối mặt, thì hãy báo cáo lên cấp trên.
Nếu bạn cảm thấy bạn đủ vững vàng và cấp trên đủ công bằng, khách quan thì bạn sẽ dễ dàng nhận được sự đồng thuận từ sếp của mình, và những kẻ đâm chọc bạn sẽ nhận được sự trừng phạt thỏa đáng.
Khuất Nguyên trong Tam quốc, khi bị đám đông tẩy chay, đã chọn cách kiên cường không thỏa hiệp, đã đem chuyện kể với Sở Hoài Vương – một người trọng dụng ông, Sở Hoài Vương cũng rất ủng hộ Khuất Nguyên. Cách làm này thực ra có hiệu quả, chỉ đáng tiếc một điều do tính thiếu quyết đoán của Sở Hoài Vương mà khi Khuất Nguyên bị vu khống ông đã không trọn vẹn tin tưởng Khuất Nguyên, đẩy con người này đến cái kết phải đi lưu đày.
Khuất Nguyên. Ảnh minh họa.
Cách cuối cùng, là quay lưng lại với sự việc. Thôi việc và tránh cho qua chuyện. Cố gắng tránh đi, dù đó là việc bất tắc dĩ nhưng dù sao cũng giúp bản thân tránh khỏi những nơi mà sự việc tẩy chay, bài trừ không bao giờ chấm dứt.
Thi nhân Đào Uyên Minh vì kế sinh nhai mà nhận lệnh từ Bành Trạch, đã gặp phải sự đe dọa, tẩy chay từ cấp trên. Vốn tính chính trực, thanh cao, ông không hề chịu khuất phục, kiên quyết biểu hiện không vì miếng cơm mà luồn cúi, ông chọn cách về núi ở ẩn, né tránh xung đột.
Dù gia cảnh nghèo khó, nhưng trong tâm vẫn trước sau như một. Sự thiệt thòi trên thương trường đã đổi lại cho ông niềm vui an nhàn tại nông trường, cũng có thể nói đây là một hình thức né tránh xung đột có hiệu quả.
Đối mặt với nạn bài trừ tại nơi làm việc, chúng ta không thể ra tay mà không có kế sách. Bạn có thể chọn cách như Chu Du là kết giao với địch, cũng có thể như Lạn Tương Như chọn cách lùi mà tiến, hoặc chọn cách nghênh chiến như Khuất Nguyên hay cách quay lưng lảng tránh như Đào Uyên Minh. Tuy nhiên, dù cho bạn chọn cách nào, thì sự tẩy chay của bao nhiêu người cũng chỉ lả nhất thời thôi, làm sao để sống là chính mình đó mới là điều quan trọng nhất.
Trí thức trẻ