Ma trận mỹ phẩm giả
Theo Chi cục Quản lý thị trường TPHCM: Qua các đợt kiểm tra gần đây cho thấy: Mỹ phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc được tập trung nhiều tại các điểm bán buôn và từ đây phát luồng tới các chợ nhỏ.
- 14-01-2016Phát hiện kho mỹ phẩm giả do Trung Quốc sản xuất
- 26-12-2015Bắt lượng lớn mỹ phẩm giả từ Lạng Sơn về Hà Nội tiêu thụ
- 29-10-201598% rượu ngoại, 90% mỹ phẩm qua cửa khẩu Lao Bảo là hàng giả
Trong tổng số vụ kiểm tra vi phạm về kinh doanh, sản xuất mỹ phẩm tình trạng giả nhãn hiệu chiếm 50%, hàng kém chất lượng chiếm 22%, giả kiểu dáng, nguồn gốc xuất xứ 17%, số còn lại là hàng hóa nhập ngoại không hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Từ con số này, người tiêu dùng TPHCM đặt câu hỏi, hàng ngày chị em phụ nữ đang dùng gì nếu không phải hàng giả, hàng nhái thì là hàng nhập lậu hoặc kém chất lượng.
Để minh chứng cho thực trạng hàng mỹ phẩm trên địa bàn TPHCM, chỉ tính từ đầu năm đến nay, Cục Quản lý Dược và Sở Y tế TPHCM đã đình chỉ và thu hồi hàng loạt mỹ phẩm sản xuất, phân phối trên địa bàn. Đồng thời Sở Y tế TPHCM đã đình chỉ và thu hồi hàng trăm nhãn hàng mỹ phẩm. Con số này thực tế có thể cao hơn rất nhiều.
Qua kiểm tra, giám sát, cơ quan chức năng đã phát hiện rất nhiều cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ thô sơ bằng cách trộn nguyên liệu trong xô, chậu bằng những nguyên liệu không rõ nguồn gốc. Rồi cũng từ đây, chủ cơ sở gắn cho sản phẩm những tên gọi đẹp, hấp dẫn. Thủ đoạn làm giả hàng “xịn” ngày càng tinh vi với mùi hương, kiểu dáng sản phẩm giống y nguyên hàng thật vì vậy dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Trong số 10 Cty, cơ sở bị đình chỉ lưu hành sản phẩm mỹ phẩm vừa qua có những đơn vị mới được cấp giấy phép chưa quá 4 tháng cho sản phẩm này. Điều này cho thấy việc đăng ký của các Cty cũng tràn lan, mặc dù cơ quan quản lý tích cực vào cuộc nhưng thị trường mặt hàng mỹ vẫn còn rất phức tạp, việc quản lý mới chỉ dừng lại ở bề nổi mà thôi.
Lao động