Mặc cơn sốt điên đảo của vàng, chuyên gia chỉ ra một loại tài sản có giá trị phòng ngừa lạm phát tốt hơn, tạo ra thu nhập ổn định: Rất nhiều người Việt đang sở hữu
Không giống như vàng, đầu tư vào đất nông nghiệp có thể giúp nhà đầu tư tạo thu nhập, một chuyên gia của Nuveen nhậnđịnh.
- 14-05-2024Cửa hàng ứng dụng là ‘máy in tiền’ của Apple: Chính sách phí ‘cắt cổ’ 30% thu về 27 tỷ USD/năm, mỗi lần quảng cáo xuất hiện sẽ kiếm vài tỷ USD, người dùng sẵn sàng chi tiêu gấp 7
- 14-05-2024Ấn Độ: Biển quảng cáo khổng lồ “xé toạc” ô tô, hàng chục người thương vong
- 14-05-2024Nóng: Bà Melinda từ chức đồng Chủ tịch quỹ Bill & Melinda Gates, ra đi với 12,5 tỷ USD để tự làm từ thiện
Theo công ty quản lý tài sản Nuveen, đầu tư vào đất nông nghiệp có thể là biện pháp phòng ngừa lạm phát tốt hơn vàng.
Saira Malik, giám đốc đầu tư tại Nuveen, viết trong một báo cáo hôm thứ Hai: “Nhiều mặt hàng nông nghiệp, bao gồm nhiều thực phẩm và các nguyên liệu thô, là thành phần của nhiều hàng hóa được sử dụng để tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) – một thước đo lạm phát quen thuộc.
Malik cho biết: “Khi giá của những mặt hàng này tăng lên, doanh thu và lợi tức tiền mặt được tạo ra từ đất nông nghiệp sản xuất ra chúng cũng tăng theo”.
Các nhà đầu tư bày tỏ quan ngại khi tình trạng lạm phát vẫn ở mức cao, với chỉ số giá tiêu dùng hàng năm ở mức trên 3% trong tháng 3, cách xa mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Dữ liệu CPI tháng 4 hôm thứ Tư hiện là mối quan tâm lớn nhất đối với thị trường trong tuần này.
So với vàng, một công cụ phòng ngừa lạm phát truyền thống, đất nông nghiệp mang lại lợi nhuận cao hơn với mức độ biến động ít hơn khoảng 1/3, Malik cho biết.
Trong khi đó, đầu tư vào đất nông nghiệp có thể giúp các nhà đầu tư tạo ra thu nhập từ cho thuê và hưởng lợi từ giá trị đất tăng theo thời gian. Ngược lại, vàng không tạo ra bất kỳ thu nhập nào, Malik viết.
Malik lưu ý rằng đầu tư vào đất nông nghiệp cũng có thể được đa dạng hóa trên các vùng và loại cây trồng khác nhau. Ngoài ra, đất nông nghiệp có thể sẽ tiếp tục chứng kiến nhu cầu ổn định. Lý do là bởi nông dân sẽ cần sản xuất thêm 70% lương thực để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, trong khi dân số thế giới đang trên đà tăng lên 8,7 tỷ người vào năm 2050, Malik lưu ý.
Theo Market Watch
Nhịp Sống Thị Trường