Mặc lãi suất thấp, các ngân hàng vẫn kiếm bộn tiền nhờ giá vàng
Các ngân hàng trên toàn cầu đang thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ vàng khi các nhà đầu tư đổ xô vào thị trường này trong bối cảnh Covid-19 gây xáo trộn kinh tế toàn cầu.
- 21-09-2020Chênh lệch giá mua - bán vàng SJC còn 300 nghìn đồng/lượng
- 20-09-2020Nhu cầu đầu tư vàng trên toàn cầu tăng gần 100% trong khi sản lượng sụt giảm
- 20-09-2020Giá vàng được kỳ vọng tăng trong thời gian dài
Tỷ lệ lãi suất trên toàn cầu năm nay liên tiếp giảm và có xu hướng sẽ còn giảm tiếp, thậm chí xuống dưới 0%. Song bù lại, các ngân hàng đã có nguồn thu khác, đó là VÀNG.
Reuters dẫn nguồn tin từ Coalition, một công ty tư vấn ngân hàng, cho biết, 50 ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới đã tăng gấp đôi khoản thu nhập từ kinh doanh kim loại quý trong năm nay, lên 2,5 tỷ USD, chủ yếu từ vàng.
"Năm ngoái, khoản thu nhập là 1,2 tỷ USD. Năm nay, đến thời điểm này chúng tôi đã thấy gấp đôi con số đó", Giám đốc của Coalition, Amrit Shahani cho biết.
Những khoản lợi nhuận khổng lồ - trước đây chưa từng được tiết lộ - đánh dấu sự đảo chiều ngoạn mục xu hướng lợi nhuận của các ngân hàng vàng.
Nhưng đó chính là thời điểm bắt đầu của một chu kỳ tăng giá ngoạn mục của mặt hàng vàng. Hồi tháng 3/2020, một số ngân hàng đã mất hàng trăm triệu USD khi đại dịch Covid-19 bùng phát khiến các thị trường, trong đó có vàng, trở nên hỗn độn.
Khi giá vàng giảm sâu, nhiều ngân hàng lớn đã giảm mạnh giao dịch vàng trên sàn Comex (New York) – thị trường giao dịch vàng tương lai lớn nhất thế giới – khiến thanh khoản vàng trên sàn Comex giảm mạnh, đồng thời khiến giá tại Comex cao hơn hẳn so với giá tại Thị trường Vàng Bạc London – là trung tâm giao dịch physical ngoài sàn chủ chốt trên thế giới.
Chênh lệch giá lớn là cơ hội để những ngân hàng có cơ sở hạ tầng mua vàng ở các nơi ngoài Mỹ, sau đó chuyển đến New York nhằm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19, khi nhu cầu mạnh từ các nhà đầu tư đẩy giá vàng lên mức cao kỷ lục lịch sử - khoảng hơn 2.000 USD/ounce.
Việc giao dịch vàng trên sàn Comex giảm mạnh trong hồi tháng 3 cũng khiến cho giá những hợp đồng vàng của các kỳ hạn giao xa cao hơn nhiều so với các hợp đồng kỳ hạn giao gần – là cơ hội để người nắm giữ vàng có đủ tiền trang trải cho những chi phí lưu trữ và vốn liếng.
Sự kết hợp của những sự kiện trên đã dẫn tới sự ‘bùng nổ’ lợi nhuận từ vàng trên sàn Comex, Reuters dẫn 13 nguồn tin từ các ngân hàng, nhà môi giới và quỹ hàng hóa cho biết. Đó là những khoản tiền ‘miễn phí’, theo như lời của một giám đốc điều hành của một trong những ngân hàng giao dịch vàng lớn nhất thế giới.
Kể cả những ngân hàng giảm hoạt động trên sàn Comex cũng đang kiếm được những khoản tiền nhiều hơn trước đây, theo nguồn tin trong ngành cho biết.
Một số nguồn tin cho hay, một số quỹ đầu cơ và nhà quản lý tài sản vốn không hoặc ít kinh doanh trên sàn Comex gần đây đã tăng cường hoạt động trên sàn này. Dữ liệu của CME Group – công ty điều hành sàn Comex cho biết.
CME không cung cấp nhiều dữ liệu về những tác nhân riêng lẻ trên thị trường Comex, nhưng các con số tổng hợp cho thấy nhiều ngân hàng, trong đó có Goldman Sachs, Morgan Stanley và Citi đã tăng cường giao dịch vàng trong những tháng gần đây (theo hình thức mua bán và lưu trữ). Các ngân hàng cho vay như Wells Fargo, BNP Paribas, Ngân hàng Hoàng gia Canada và Barclays cũng mua hoặc bán vàng sau một thời gian rất ít giao dịch mặt hàng này.
Từ đầu tháng 8/2020, xu hướng giá vàng tăng đã chững lại, giá đi ngang do các nhà đầu tư chờ đợi những đợt kích thích kinh tế mới của các ngân hàng trung ương, nhất là của Mỹ.
Một số nhà chiến lược cho rằng diễn biến của giá vàng đã thoát khỏi tác động từ những thông tin về các ngân hàng trung ương.
Những dự báo mới nhất cho thấy, các nhà đầu tư có sự phân hóa trong nhận định về giá vàng trong thời gian tới.
Người phụ trách mảng chiến lược hàng hóa của Ngân hàng Sa, Ole Hansen, mới đây đã bày tỏ sự thất vọng về ngân hàng trung ương Mỹ, và cho rằng giá vàng sẽ quay lại mức 1.900 USD/ounce. Trong khi đó, George Gero, giám đốc điều hành của RBC Wealth Management cho rằng, trong ngắn hạn giá sẽ không vượt qua ngưỡng kháng cự 2.000 USD/ounce.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhận định lạc quan về thị trường vàng. Nhà phân tích Suki Cooper của Standard Chartered dự báo giá vàng sẽ trung bình ở mức 2.000 USD/ounce trong quý IV/2020 và 2.125 USD/ounce trong năm 2021.
Tham khảo: Reuters, Bloomberg