Mặc quần áo cũ của bạn bè và không ăn ở ngoài, cô gái mua được 2 căn nhà sau 9 năm
Nhiều người cho rằng cô đang lãng phí cuộc sống bằng cách chi tiêu quá tằn tiện.
- 25-05-2023Vợ chồng trẻ xoay xở khi lần đầu gánh nợ mua nhà
- 24-05-20233 bài học vợ chồng trẻ rút ra sau khi hối tiếc vì mua nhà
- 23-05-2023Mua nhà dần trở thành ước mơ xa xỉ tại quốc gia này: Bài toán gom tiền mua đứt hay đi thuê vẫn chưa có lời giải
Vương Thần Ái (34 tuổi) là nhân viên văn phòng tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Cô Vương đã kết hôn và có 2 con. Mặc dù sở hữu 2 tới căn nhà nhưng cô từng nhận về nhiều chỉ trích bởi lối sống tiết kiệm đến mức bị cho là keo kiệt.
Từ khi còn học đại học, cô Vương đã học cách tiết kiệm từng xu từ công việc bán thời gian. Trong vòng 9 năm, cô và chồng đã tích góp đủ tiền mua 2 căn nhà. Cô luôn thực hiện biện pháp chi tiêu nghiêm ngặt bằng cách dành đến hơn 90% thu nhập để vào khoản tiết kiệm.
Cô Vương Thần Ái
Ngooài ra, cô Vương Thần Ái còn không ngại chia sẻ một số mẹo tiết kiệm độc đáo, bao gồm: không mua quần áo mới, "nói không" với tiệc tùng và hàng hiệu, sử dụng các phương tiện công cộng để di chuyển. Thời gian rảnh rỗi, trong khi mọi người ngồi lướt mạng xã hội thì cô thích đi săn mã giảm giá và phiếu mua hàng miễn phí.
Hàng năm cô Vương chỉ tốn tối đa 100 NDT (~332 ngàn đồng) để mua đồ lót vì cô cho rằng mặc đồ lót cũ không phải ý hay. Tuy nhiên, cô không bao giờ mua quần áo mới và thường xin lại trang phục đã bỏ đi từ bạn bè.
"Tôi có một người bạn thích mua quần áo và thường xuyên vứt những món đồ chỉ mới mặc vài lần. Cô ấy sẽ cho tôi chọn bất cứ thứ gì tôi muốn trong tủ quần áo đã qua sử dụng", cô Vương Thần Ái nói.
Với cô Vương, chỉ ăn trái cây giảm giá thôi chưa đủ, cô còn thích mua thực phẩm với giá gần như miễn phí bằng các phiếu mua hàng. Vợ chồng cô luôn nấu các bữa ăn đơn giản tại nhà và hầu như không bao giờ đi ăn nhà hàng. Tất nhiên, gia đình cô cũng hạn chế tối đa việc phải đi dự tiệc tại nhà bạn bè. Hàng tháng, cô phải tính toán kỹ lưỡng trong chuyện chi tiêu để đảm bảo không lãng phí một xu.
"Đối với một số người, tiêu tiền khiến họ hạnh phúc. Nhưng bản thân tôi không cảm thấy hạnh phúc chút nào. Thay vào đó, tôi cảm thấy căng thẳng và lo lắng khi tiêu tiền", cô Vương bày tỏ.
Thời còn độc thân, cô Vương đã tìm thấy người đàn ông cùng quan điểm sống và cả hai đã đi đến hôn nhân. Cô chia sẻ chồng mình vẫn đang sử dụng một chiếc điện thoại lỗi thời đến nỗi chỉ có đủ bộ nhớ để chạy ứng dụng Wechat - ứng dụng tối thiểu để cập nhật tin tức.
Cô Vương tiết kiệm từng đồng tiền một
Là một người yêu nghệ thuật, món đồ điện tử đắt tiền nhất mà cô Vương từng mua cho gia đình là một chiếc iPad. Cô vốn định dùng thiết bị này này để vẽ tranh nhằm gia tăng tăng thu nhập nhưng kế hoạch thất bại. Cô tự nhủ sẽ không bao giờ lãng phí tiền vào những thứ "vô dụng" như này nữa.
Sau khi chia sẻ câu chuyện của bản thân lên mạng xã hội, cô Vương đã nhận về nhiều bình luận tiêu cực. Song, cô phản bác rằng cô chỉ muốn cho người trẻ thấy được rằng chỉ cần làm việc siêng năng và sử dụng tiền bạc hợp lý sẽ mang đến cuộc sống xa xỉ, có giá trị hơn nhiều so với một chiếc túi thời trang hay tủ quần áo mới. Công việc ở một công ty quảng cáo càng củng cố niềm tin rằng cô chỉ nên mua những gì thực sự cần thiết.
Cô Vương cho hay, tài sản là thứ mang lại cho cô cảm giác an toàn.
"Tôi nghĩ phụ nữ rất nên mua và sở hữu bất động sản, bất kể chúng lớn hay nhỏ. Khi gặp thất bại, bạn có thể trở về nhà của chính mình", cô nói và chia sẻ thêm: "Tiết kiệm tiền không có gì phải xấu hổ.
Sở dĩ cô Vương có bản tính tiết kiệm đến vậy là bởi trải nghiệm không tốt từ thuở ấu thơ. Mỗi khi cô xin tiền, mẹ sẽ ném tiền xuống đất rồi bắt cô nhặt lên. Sau đó, bà nói làm điều này để cô nhớ kiếm tiền rất khó và không được phép lãng phí dù chỉ một xu.
Phụ nữ Việt Nam