Mải mê làm giàu để con có tương lai tốt đẹp, cha mẹ nghĩ thế là đủ nhưng rốt cuộc chẳng phải tiền, đây mới là thứ con cần nhất để lớn khôn!
Có nhiều gia đình, cha mẹ mải mê kiếm tiền với mong muốn để cho con mình có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng họ không biết rằng, cái con mình cần nhất không phải là tiền, mà là tình yêu, sự quan tâm và chăm sóc của cha mẹ.
- 22-05-2019Gừng càng già càng cay, người càng từng trải càng khôn ngoan: 9 bài học vô giá về cuộc sống được đúc kết từ kinh nghiệm của các lão nhân 100 tuổi
- 22-05-201930 tuổi bạn chật vật cày cuốc trả nợ, còn những người này lại giàu lên nhờ cùng làm theo một bí kíp: Ai cũng biết nhưng không phải ai cũng làm
- 22-05-2019Chỉ ngủ 6 tiếng/ngày sẽ tàn phá não bộ, hủy hoại sự nghiệp của bạn kinh khủng như thế này: Thay đổi hoặc là chết!
Tôi có một người bạn, anh ấy và vợ mình kinh doanh đã hơn 20 năm nay. Họ mở một quán ăn nhanh. Công việc làm ăn rất thuận lợi, phát triển nhanh chóng và mang lại một nguồn thu lớn. Để tập trung cho công việc kinh doanh, họ gửi đứa con trai duy nhất về sống với bà ngoại. Gia đình bạn tôi chỉ đoàn tụ với nhau vài lần mỗi năm
Lần mới gặp nhau gần đây, bạn tôi liên tục lắc đầu, than thở rằng con trai không chịu vâng lời mình. Ông bà cũng không bảo nổi nó. Bài tập về nhà nó cũng không hề động đến, cũng chẳng quan tâm giúp đỡ gì việc nhà, việc duy nhất nó làm là chơi game.
Vợ anh ấy không thể chịu được nữa, cô ấy mắng nó, nó cãi lại. Bạn tôi trong cơn giận đã tát con mình. Đứa trẻ không những không sợ mà còn bỏ nhà ra đi, mấy ngày liền không về nhà.
Bạn tôi đã làm việc rất chăm chỉ trong nhiều năm. Anh muốn kiếm tiền để gia đình có thể sống tốt hơn trong tương lai. Không ngờ rằng, bây giờ khi có tiền, con mình lại trở thành như thế này. "Nuôi loại con này, tương lai còn có thể trông cậy được gì?". Anh ấy liên tục than thở, không hiểu nổi tại sao từ một đứa trẻ dễ thương và rất nghe lời, giờ con lại trở nên như vậy.
Để kiếm tiền, có không ít cha mẹ đã bỏ quên con cái của mình. Sau này khi đã có tài chính đủ mạnh, lại thấy con không được như mình kỳ vọng, sinh ra tâm lý chán nản, không ngừng ghen tỵ với con cái của những gia đình khác
Liệu những bậc cha mẹ đó có nghĩ đến việc: Ai đã chăm sóc con mình trong suốt thời gian qua, giúp nó tiến bộ? Trong những ngày qua, khi con lớn lên, với tư cách là cha mẹ, là người con cần nhất, mình ở đâu? Mình đã làm gì khi con cần mình ở bên nhất?
Mình đã bao giờ cùng con chơi game và tìm hiểu về mọi thứ với con chưa?
Khi con bắt đầu đi học, mình có cùng con đến trường không? Khi trẻ gặp khó khăn trong học tập, mình có an ủi và giúp con mình vượt qua không, hay chỉ quát mắng? Khi con thành công, mình có cho con một cái ôm khích lệ để khiến nó tự tin hơn không?
Thật không may, nhiều người đã không!
Có thể biện hộ rằng, tôi đang bận kiếm tiền cho con!
Tuy nhiên, một đứa trẻ đang lớn cần nhất không phải là tiền, mà là tình yêu và người đồng hành.
Hà Giang là một sinh viên tốt nghiệp xuất sắc tại Harvard. Anh đến từ vùng nông thôn Hồ Nam (Trung Quốc), sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khó.
Khi anh còn bé cũng là thời điểm có nhiều người để con cái họ ở nhà rồi bỏ lên thành phố kiếm sống. Nhưng cha mẹ anh lại suy nghĩ khác, "không thể vì tiền mà bỏ rơi con của mình"
Vài năm sau, những gia đình kia đều sống trong những ngôi nhà mới khang trang hơn. Cha mẹ anh vẫn kiên định với niềm tin của mình. Họ dành trọn trái tim cho con cái.
Cho dù cả ngày có bận rộn và vất vả bao nhiêu, đến cuối ngày, cha mẹ anh vẫn luôn kể chuyện cho con trước khi đi ngủ. Tuy không biết chữ, nhưng mẹ anh vẫn luôn quan tâm đến việc học của con mình, bà bảo anh kể lại cho bà nghe những gì anh đọc được ở trong sách.
Sau đó, anh được nhận vào Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, rồi đến Harvard để học. Anh cũng là thạc sĩ khoa học và công nghệ điện tử, hiện đang làm việc tại Thượng Hải.
Nếu bố mẹ của anh cũng chọn đi làm và kiếm tiền như những người khác, để con mình ở nhà, liệu anh ấy có được ngày hôm nay?
Tình yêu của cha mẹ đã tạo nên một phép màu.
Nhiều bậc cha mẹ đấu tranh để kiếm tiền, họ muốn để lại một khối tài sản khổng lồ cho con cái, để con họ có thể thoải mái trong tương lai. Thật đáng tiếc, điều này lại tước đi quyền được đấu tranh của con, khiến con mình luôn phải dựa dẫm vào người khác. Không những không tốt cho con mình mà còn không tốt cho mọi người xung quanh.
Lâm Tắc Từ, một vị trọng thần của nhà Thanh từng nói: "Con cháu của chúng ta, nếu cho chúng nhiều tiền và để chúng làm những gì chúng muốn, chúng sẽ mất đi tham vọng. Con cháu của ta sẽ suy nhược và không thể mạnh mẽ được như chúng ta. Dành tiền cho con, sao bằng dùng tiền đó đầu tư vào giáo dục, để nuôi dưỡng, dạy dỗ con mình trở thành những người mạnh mẽ, tự lập và thành công."
Tiền có thể mua nhà đẹp, xe hơi sang trọng, nhưng không thể mua những đứa trẻ trưởng thành.
Tiền có thể kiếm lại, nhưng cuộc sống của con thì không thể quay lại. Sự đồng hành và chăm sóc của cha mẹ sẽ làm cho con đường phát triển của trẻ dễ dàng, bằng phẳng và rộng mở hơn.
Bài chia sẻ bởi Lai Nguyên, người đứng đầu Vi Khóa Đường - phần mềm ứng dụng học tập về đời sống tại Trung Quốc.
Trí Thức Trẻ