Malaysia là quốc gia tiếp theo ở Đông Nam Á công bố tăng trưởng quý 1/2023, cao hay thấp hơn so với Việt Nam?
Ngân hàng trung ương Malaysia (BNM) cho biết, GDP của Malaysia tăng trưởng 5,6% trong quý 1/2023, do được thúc đẩy bởi nhu cầu trong nước, tiêu dùng tư nhân.
- 12-05-2023Thêm một quốc gia Đông Nam Á công bố tăng trưởng GDP quý 1/2023, cao hay thấp hơn Việt Nam?
- 10-05-2023Người dân sống ở các địa phương đắt đỏ nhất cả nước có thu nhập bình quân bao nhiêu?
Ngân hàng trung ương Malaysia (BNM) cho biết, GDP của Malaysia tăng trưởng 5,6% trong quý 1/2023, do được thúc đẩy bởi nhu cầu trong nước, tiêu dùng tư nhân.
BNM duy trì dự báo nền kinh tế Malaysia sẽ tăng trưởng trong khoảng 4%- 5% vào năm 2023, được thúc đẩy nhờ nhu cầu nội địa mạnh mẽ bất chấp các vấn đề bất ổn quốc tế.
BNM cũng dự báo lạm phát sẽ ổn định trong khoảng từ 2,8%-3,8% trong năm nay. Ngân hàng trung ương nước này cho biết lạm phát quý 1/2023 rơi vào khoảng 3,6%, giảm so mước 3,9% của quý 4/2022. Theo Nikkei, Malaysia trong quý 1/2023 ghi nhận tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với các nước láng giềng như Philippines (7,6%), Indonesia (5%).
Theo Viện Nghiên cứu Tài chính Phát triển Công nghiệp Malaysia (MIDF), BNM sẽ ưu tiên các chính sách tiền tệ nhằm mục đích tăng trưởng bền vững.
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý 1/2023 của Tổng cục Thống kê cho biết, GDP quý 1/2023 của Việt Nam tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,52%, đóng góp 8,85% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 0,4%, làm giảm 4,76%; khu vực dịch vụ tăng 6,79%, đóng góp 95,91%.
Tại khu vực công nghiệp và xây dựng, trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới, sản xuất một số ngành công nghiệp chủ lực suy giảm do chi phí sản xuất đầu vào tăng cao, số lượng đơn đặt hàng giảm mạnh. Giá trị tăng thêm các ngành công nghiệp quý 1/2023 giảm 0,82% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2023, làm giảm 0,28 điểm phần trăm trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Trong đó, dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 25,98% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,64 điểm phần trăm; ngành bán buôn và bán lẻ tăng 8,09%, đóng góp 0,85 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,65%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 6,85%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 1,5%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Về cơ cấu nền kinh tế quý 1/2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,66%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,47%; khu vực dịch vụ chiếm 43,65%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,22%.
Cơ quan thống kê của Philippines cho biết, GDP của Phillippines tăng trưởng 6,4% trong quý 1/2023, mức tăng trưởng thấp trong 2 năm vừa qua do lạm phát cao ảnh hưởng đến tiêu dùng.
Tiêu dùng hộ gia đình vốn là động lực kinh tế chính của nền kinh tế đã tăng 6,3% trong quý đầu tiên, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức tăng 10% một năm trước.
Bộ trưởng Cơ quan Phát triển và Kinh tế Quốc gia, ông Arsenio Balisacan cho biết: “Không thể phủ nhận việc tăng trưởng chậm lại trong quý đầu tiên một phần do ảnh hưởng của lạm phát cao. Khi giá cao hơn, mọi người sẽ có nhu cầu tiêu dùng ít hơn và điều đó được phản ánh rõ ràng qua các con số”.
Phillipines đã phải đối mặt với lạm phát tăng cao trong ba tháng đầu năm. Thậm chí tháng 1/2023, lạm phát đạt mức kỷ lục 8,7%, cao nhất trong vòng 14 năm qua.
Ngân hàng trung ương của nước này đã tiến hành tăng lãi suất để kìm chế lạm phát. Ông Baliscan cho biết, hành động này có thể làm giảm tăng trưởng trong tương lai.
Bộ trưởng Cơ quan Phát triển và Kinh tế Quốc gia nói: “Lãi suất cao hơn năm ngoái có thể đã tác động đến tiêu dùng và đầu tư trong năm nay”.
Tuy nhiên ông Balisacan cho biết: "Mặc dù có nhiều rủi ro và thách thức, triển vọng kinh tế của Philippines trong thời gian tới và trong trung hạn vẫn vững chắc. Chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi sẽ đạt được mục tiêu trong năm nay".
Nhóm tư vấn kinh tế của Tổng thống Philippines dự kiến mức tăng trưởng năm 2023 sẽ rơi vào khoảng 6-7%, sau mức tăng trưởng 7,6% của năm ngoái.
Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo tổng sản phẩm quốc nội của Philippines sẽ tăng 6% trong năm nay, cao thứ 2 ở Đông Nam Á sau mức 6,5% của Việt Nam.
Cơ quan thống kê của Indonesia cho biết, GDP của Indonesia tăng trưởng 5,03% trong quý 1/2023.
Theo Nikkei, tăng trưởng quý 1/2023 của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á cao hơn mức 5,01% của quý 4/2022 và cao hơn mức 5,02% cùng kỳ năm 2022. Trước đó, Ngân hàng Indonesia dự báo tăng trưởng sẽ là 5%.
Indonesia hiện là nhà sản xuất hàng đầu các mặt hàng như than đá, dầu cọ và niken. Năm ngoái khi kinh tế phục hồi sau đại dịch, quốc gia này đã chứng kiến doanh thu xuất khẩu tăng mạnh. Năm nay, giá hàng hóa đã giảm đi tuy nhiên mức giá chung vẫn đang ở ngưỡng cao.
Thống đốc Ngân hàng Indonesia, ông Perry Warjiyo cho biết ngân hàng trung ương nước này dự báo tăng trưởng năm 2023 rơi vào khoảng 4,5-5,3%.
Con số này cao hơn dự báo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế về mức tăng trưởng 5% cho Indonesia vào năm 2023. Được biết, năm 2022, GDP của Indonesia đã tăng trưởng 5,31%, tốc độ nhanh nhất trong vòng 9 năm gần đây.
Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI) Singapore, do sự giảm sút trong sản xuất, GDP của Singapore tăng trưởng 0,1% trong quý 1 năm 2023 .
Theo đó, GDP quý 1/2023 của Singapore tăng trưởng thấp hơn mức tăng trưởng 2,1% của quý 4 năm 2022.
Theo Nikkei, các ngành công nghiệp liên quan đến du lịch và hàng không của Singapore đã được hưởng lợi nhờ việc mở cửa trở lại của khu vực. Tuy nhiên, lĩnh vực sản xuất gặp khó khăn khi các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc và châu Âu giảm nhu cầu.
Do đó, lĩnh vực sản xuất đã ghi nhận mức tăng trưởng âm 6,0% trong quý 1/2023. Bộ Thương mại và Công nghiệp cho biết: “Hoạt động giảm sút của lĩnh vực sản xuất là do sản lượng của tất cả các ngành sản xuất đều sụt giảm, ngoại trừ ngành kỹ thuật vận tải”.
MTI dự báo tăng trưởng kinh tế của Singapore sẽ giảm tốc trong năm nay, con số dự báo ở mức 0,5% đến 2,5%. Mức tăng trưởng này thấp hơn mức tăng trưởng 3,6% được ghi nhận vào năm 2022.
Ngân hàng Trung ương nước này dự báo lạm phát cơ bản năm 2023 trung bình từ 3,5% đến 4,5%. Ngân hàng trung ương Singapore cho biết sẽ không thay đổi chính sách tiền tệ sau những dữ liệu kém lạc quan trong quý 1/2023.
Người dân sống ở các địa phương đắt đỏ nhất cả nước có thu nhập bình quân bao nhiêu?Nhịp sống thị trường