Mầm mống ung thư và vô sinh đều hình thành từ 4 loại chất độc được FDA cảnh báo, hóa ra chúng luôn "ẩn mình" trong nhiều vật dụng gia đình
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), dưới đây là 4 chất nguy hiểm gây ung thư và vô sinh mà nhiều người đang vô tình tiếp xúc qua các vật dụng hàng ngày.
- 30-10-20213 thói quen nấu ăn vô tình nhưng độc ngang với thạch tín, có thể khiến cả gia đình bệnh tật liên miên, thậm chí mắc bệnh ung thư
- 30-10-2021Qua đời ở tuổi 32 vì ung thư vú, nữ tiến sĩ để lại nhật ký ghi rõ một thói quen gây bệnh mà hàng triệu người trẻ cũng đang mắc phải
- 30-10-20215 thói quen ăn uống dễ gây ung thư mà bạn cần sửa ngay trước khi quá muộn, điều nào cũng thấy rất quen
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có 9,6 triệu người trên thế giới chết vì ung thư vào năm 2018. Tổng chi phí điều trị ung thư hàng năm lên đến 1,16 nghìn tỷ USD, gây bao đau thương và khốn khó cho những người mắc phải. Chính vì vậy nên những thông tin về cách phòng tránh ung thư đều được quan tâm hàng đầu.
Ung thư là căn bệnh nguy hiểm đến bây giờ vẫn chưa có cách điều trị triệt để.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết, những tác nhân gây ung thư không chỉ đến từ thực phẩm mà còn xuất phát từ môi trường ô nhiễm, thói quen, lối sống không lành mạnh… và đặc biệt là những vật dụng trong gia đình. Chỉ cần phát hiện sớm thì có thể ngăn chặn và phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Các chuyên gia từ FDA cho biết, dưới đây là 4 chất ung thư cực kỳ nguy hiểm luôn ẩn nấp bên trong những đồ gia dụng, đặc biệt có nhiều trong mỹ phẩm của chị em:
- Chất Phthalates
- Chất BPA
- Chất PFAS
- Chất Paraben
Cụ thể các chất gây ung thư được FDA cảnh báo như sau:
1. Chất Phthalates
Chất Phthalates phổ biến đến mức được các chuyên gia nói vui là "nhìn đâu cũng thấy nó". Loại hợp chất nhân tạo này có mặt trong các sản phẩm tiêu dùng như dầu gội đầu, mỹ phẩm trang điểm, nước hoa và một số bao bì thực phẩm. Nó cũng được dùng như một chất làm dẻo cho đồ nhựa bền và khó vỡ hơn.
Chất Phthalates thường có trong một số loại nước hoa, phụ nữ cần cẩn trọng.
Trong một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), phthalates đều hiện diện trong cơ thể của phần lớn dân số, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu chất này ngấm quá nhiều vào cơ thể, nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và phát triển ở con người.
Theo hai nghiên cứu gần đây của Harvard, việc tiếp xúc với phthalates có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai và tiểu đường ở phụ nữ mang thai. Phthalates cũng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và béo phì do nó can thiệp vào chức năng hormone.
2. Chất BPA
Bisphenol A, hay còn viết tắt là BPA, là một hóa chất dẻo tương tự như Phthalates vì có khả năng giúp đồ nhựa dẻo và bền hơn. Vào năm 1990, đã có những cuộc tranh cãi về việc sử dụng BPA trong sản xuất hộp nhựa thực phẩm. Nguyên do là vì BPA có thể ngấm vào thức ăn nếu dùng đồ nhựa chứa chất này đun nóng trong lò vi sóng.
Hộp nhựa rẻ tiền là nơi chứa nhiều BPA gây hại, tuyệt đối tránh hâm nóng bằng lò vi sóng.
BPA là tác nhân hàng đầu gây béo phì, sẩy thai, hội chứng buồng trứng đa nang, tăng sản nội mạc tử cung và ung thư vú. Nếu người mẹ tiếp xúc với nhiều BPA trong thai kỳ, con cái sẽ bị ảnh hưởng đến sự phát triển của não và tuyến tiền liệt. Vào năm 2012, FDA đã cấm sử dụng BPA trong bình sữa và bao bì bột sữa trẻ em.
BPA có nhiều trong đồ nhựa rẻ tiền, chai nước, các thiết bị thể thao, đĩa CD và DVD, các đường ống dẫn nước… và cả đồ chơi kém chất lượng cho trẻ nhỏ. Bạn cần lưu ý và hạn chế mua những vật dụng này, chỉ sử dụng sản phẩm nhựa từ những nhãn hàng uy tín.
3. Chất PFAS
PFAS là một trong những độc chất rất khó phân hủy. Nó tồn tại trong cơ thể người nhiều năm và gây ra các vấn đề sức khỏe như ung thư, rối loạn hormone và giảm khả năng sinh sản. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, đa phần những bệnh nhân mắc bệnh thận đều có liên quan đến việc tiếp xúc nhiều với PFAS.
Các bao bì đựng thức ăn nhanh thường là nguồn chứa PFAS mà chúng ta hay gặp phải.
Chính vì tác hại này, một số hóa chất PFAS không còn được sản xuất tại Mỹ nhưng chúng vẫn được sản xuất và sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia khác. Chất PFAS thường gặp nhiều trong hộp giấy đựng thức ăn nhanh, các sản phẩm chống dính rẻ tiền, sơn tường…
Nếu muốn phòng bệnh thận do PFAS, bạn cần giữ sạch sẽ môi trường sống và không thải các chất độc hại dùng trong công nghiệp, nông nghiệp chưa qua xử lý vào môi trường. Đối với các hàng hóa tiêu dùng, người tiêu dùng cần xem kỹ nguồn gốc sản xuất của sản phẩm, kể cả bao bì đóng gói.
4. Chất Paraben
Paraben là hóa chất tổng hợp được sử dụng làm chất bảo quản trong nhiều loại sản phẩm bao gồm mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm và đồ uống. Theo FDA cho biết, paraben đóng vai trò là chất bảo quản giúp sản phẩm có thời gian sử dụng lâu hơn và ngăn chặn vi khuẩn và nấm mốc có hại phát triển. Thông thường trong mỗi sản phẩm sẽ có nhiều hơn một paraben.
Theo Chesahna Kindred – bác sĩ da liễu tại Đại học Howard ở Washington DC (Mỹ), paraben có thể gây rối loạn nội tiết và gián tiếp làm tăng nguy cơ gây ung thư vú. Bạn nên đọc kỹ thành phần và sử dụng các sản phẩm có chứa paraben ở mức độ vừa phải là an toàn nhất, nhằm phòng ngừa các tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài việc tránh các sản phẩm chứa chất gây hại, bạn cần làm gì để phòng ngừa ung thư?
- Không hút thuốc và uống rượu bia quá nhiều.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, ít thịt nhiều rau, hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn và đồ nhiều đường.
- Duy trì cân nặng lý tưởng và chăm tập thể dục hàng ngày.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, hãy che chắn cẩn thận làn da khi đi ra nắng.
- Đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm mầm mống bệnh tật.
Theo Insider, Parents, Mayoclinic
Trí thức trẻ