MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mang gần 50 tỷ đồng tới Ấn Độ đầu tư xưởng may mặc, 2 năm sau "nợ như chúa chổm": Lỗi ở đâu?

06-08-2023 - 18:10 PM | Sống

Do chưa có kinh nghiệm kinh doanh, chưa suy tính cẩn thận đã khiến người đàn ông rơi vào cảnh bế tắc.

Bài viết là lời tâm sự của một người đàn ông Trung Quốc đăng tải trên Toutiao.

Quê tôi ở quận Bạch Vân, Quảng Châu (Trung Quốc). Vào khoảng những năm 1990, xung quanh làng có rất nhiều khu công nghiệp được xây dựng nên hàng năm có vô số người đến quận Bạch Vân tìm việc làm.

Với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp, điều kiện cơ bản trong làng ngày càng tốt hơn. Nhiều người dân lựa chọn mở nhà xưởng để tạo thu nhập tốt hơn. Gia đình tôi cũng mở một xưởng gỗ nhỏ, kiếm tiền khá tốt. Trong làng dần xuất hiện những ngôi nhà cao tầng khang trang, cuộc sống người dân khấm khá hơn so với trước nhiều.

Sau khi học xong đại học, bố mẹ hy vọng tôi có thể tiếp quán nhà xưởng của gia đình. Tuy nhiên, tôi cảm thấy quy mô của xưởng khá nhỏ, không có nhiều triển vọng phát triển. Vì lý do này, tôi đã chọn làm việc trong một nhà máy may lớn có quy mô 5000 công nhân.

Mang gần 50 tỷ đồng tới Ấn Độ đầu tư xưởng may mặc, 2 năm sau "nợ như chúa chổm": Lỗi ở đâu? - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Sau khi đi làm, tôi không còn xin tiền bố mẹ nữa. Dù tiền lương không cao nhưng tôi sẽ cố gắng tiết kiệm ăn tiêu để duy trì cuộc sống. Xưởng may cũng có căng tin, khu nhà ở cho công nhân nên hàng tháng, tôi cũng tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ.

Sau 4 năm làm việc, tôi đã học hỏi được rất nhiều về quy trình gia công của các xưởng may. Sau đó, tôi quyết định nghỉ việc, mở một xưởng may gia công nhỏ. Thời gian đầu, xưởng có rất ít đơn hàng, chỉ có 2 nhân viên làm việc. Tôi phải quán xuyến mọi việc, ngày nào cũng làm tới đêm khuya. Tại Quảng Châu có rất nhiều xưởng may nên sự cạnh tranh không hề nhỏ, lợi nhuận gia công không cao.

Sau vài năm chăm chỉ, xưởng may có hơn 100 công nhân. Tuy nhiên, giá thuê nhân công ngày càng đắt đỏ nên mặc dù đơn đặt hàng tăng nhưng lợi nhuận lại giảm.

Vào năm 2021, một người bạn nói với tôi rằng tốt hơn nên cân nhắc đến Ấn Độ để xây dựng xưởng may. Xét cho cùng, Ấn Độ có lực lượng lao động trẻ. Ngay cả ở trong các nhà máy ở thành thị, mức lương bình quân đầu người cũng chỉ khoảng 800 NDT/tháng. Nếu ở vùng ngoại ô, mức lương còn chưa đến 500 NDT/tháng.

Bên cạnh đó, quy trình sản xuất của nhà máy may mặc không phức tạp, chi phí nhân công rẻ, như vậy sẽ đem lại lợi nhuận cao. Hơn nữa, tốc độ phát triển công nghiệp của Ấn Độ cũng được đánh giá là phát triển nhanh chóng, ngày càng có nhiều khu công nghiệp được thành lập ở vùng ngoại ô thành phố.

Cuối cùng, được sự giúp đỡ của bạn bè, tôi sang Ấn Độ và thuê một khu nhà xưởng rộng 3000m2 ở ngoại ô, gồm 2 tầng. Sau vài tháng chuẩn bị, thiết bị sản xuất của nhà xưởng được lắp đặt, nhiều công nhân được tuyển vào. Tôi khấp khởi mừng khi thấy mọi việc suôn sẻ.

Khi đó, tôi có một chút tiền tiết kiệm cùng với đi vay mượn người thân, bạn bè khắp nơi. Số vốn đầu tư lên tới hơn 15 triệu NDT (khoảng 49,6 tỷ đồng).

Mang gần 50 tỷ đồng tới Ấn Độ đầu tư xưởng may mặc, 2 năm sau "nợ như chúa chổm": Lỗi ở đâu? - Ảnh 2.

Xưởng may mặc quy mô lớn.

Nguyên nhân của thất bại

Nhưng sau 2 năm, giờ tôi vô cùng hối hận. Thứ nhất, cơ sở hạ tầng của Ấn Độ còn kém, dây chuyền công nghiệp chưa hoàn chỉnh. Ngay cả khi bạn muốn mua nguyên liệu thô may mặc cơ bản cũng không phải điều dễ dàng. Không chỉ chi phí vận chuyển cao mà còn mất nhiều thời gian vận chuyển.

Đôi khi, một số thiết bị sản xuất của nhà xưởng bị hỏng, việc bảo trì cũng mất thời gian dài. Nhà xưởng nằm ở ngoại ô thành phố nên đường xá chưa đồng nhất, còn nhiều hạn chế, đôi khi còn bị cắt điện kinh doanh, gây thiệt hại lớn.

Mang gần 50 tỷ đồng tới Ấn Độ đầu tư xưởng may mặc, 2 năm sau "nợ như chúa chổm": Lỗi ở đâu? - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

Thứ hai, lao động ở Ấn Độ làm việc chưa đủ chăm chỉ, nhiệt huyết. Nhiều người trong số họ không biết chữ, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm may mặc. Vì lý do này, nhiều hàng may mặc phải gia công lại ngay sau khi sản xuất.

Ngoài ra, đôi khi nhà xưởng nhận được đơn đặt hàng số lượng lớn nhưng đa số công nhân không sẵn sàng tăng cao. Có công nhân sau 1-2 tháng làm việc, đã bắt kịp tiến độ lại xin nghỉ không rõ nguyên nhân.

Chính vì những lý do trên, tôi quyết định bán nhà máy với giá 8 triệu NDT (khoảng 26,4 tỷ đồng) rồi về Trung Quốc. Tôi ôm một khoản nợ kếch xù, hàng tháng loay hoay vay mượn khắp nơi để trả lãi. Tình cảnh hiện tại của tôi tiến thoái lưỡng nan, chưa có phương án giải quyết.

Theo Ứng Hà Chi

Phụ nữ số

Trở lên trên