[Mạng xã hội chứng khoán] Khi tài khoản từ 60 triệu đồng tăng lên 2 tỷ và lao dốc còn 100 triệu, đây là bài học đã được rút ra
Hãy luôn nhớ, có thể dùng bất kỳ phương pháp nào để đầu tư hoặc đầu cơ khi bạn mua vào nhưng hãy luôn dùng đúng phương pháp đó khi bạn bán đi để tất toán một trạng thái đầu tư của mình. Chỉ có như vậy, bạn mới có một chiến thuật xuyên suốt, một sự kiểm soát tối đa cuộc chơi của mình và biết lúc nào mình đã sai để dừng lại.
- 13-07-2017Lệnh dừng lỗ (stoploss) - bí quyết sống còn trong giao dịch chứng khoán được sử dụng như thế nào cho “chuẩn”?
- 28-06-2017“Chỉ có kẻ ngốc mới cố gắng kiếm tiền hàng ngày từ chứng khoán” – Bài học từ trader huyền thoại Jessive Livermore
- 24-03-2017Bài học về đầu tư cổ phiếu cho những người muốn giàu nhanh và thiếu kiên nhẫn
Trên mạng xã hội Stockbook – một mạng xã hội dành cho dân chứng khoán có 15.000 người dùng sau vài tháng ra mắt, nick name Hạt dẻ yêu có một chia sẻ về kinh nghiệm đầu tư thu hút rất nhiều sự quan tâm và lời cảm ơn của các nhà đầu tư. Bài học mà nick name này rút ra sau một sự “thất bại” hồi năm 2013 là: Nếu đã chọn mua cổ phiếu bằng phương pháp phân tích kỹ thuật thì đừng bán cổ phiếu dựa trên phân tích cơ bản, và ngược lại.
Dưới đây là nội dung bài viết của Hạt dẻ yêu:
“Năm 2013, thị trường cũng có một con sóng đầu năm như 2017. Tài khoản của tôi chỉ từ 60 triệu ban đầu, sau 4 tháng full margin “điên cuồng”, có lúc đỉnh cao lên đến 2 tỷ NAV. Đó là một con số tăng trưởng khủng khiếp nhiều người mơ ước. Nhưng cũng chỉ 4 tháng sau đó, khi rút ra, số tiền chỉ còn 100 triệu. Thật sự cay đắng. Từ trên đỉnh cao rớt xuống, tôi bị sốc và cảm giác thất bại bao trùm nhưng giờ đây tôi lại thất sự cám ơn thất bại đó, nó đã làm tôi ngộ ra 2 chân lý cơ bản trong đầu tư.
- Khi bạn mua bằng phương pháp gì thì hãy bán bằng phương pháp đó
- Việc kiếm nhiều tiền khi sóng lên chỉ là điều kiện cần, còn mất ít tiền khi sóng xuống mới là điều kiện đủ để xác định bạn có là người thành công trong đầu tư hay không. CẦM ĐƯỢC TIỀN VỀ LUÔN LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT TRONG MỖI NHỊP SÓNG.
Đầu cơ trên TTCK có quá nhiều trường phái: cơ bản, kỹ thuật, theo dòng tiền, theo tin tức… tất cả các phương pháp đó tạo nên sự đa dạng trên thị trường. Nhưng tôi để ý thấy 90% nhà đầu tư trên thị trường chỉ xem phương pháp phân tích đó là đầu vào (lúc mua hàng) và sử dụng một phương pháp khác cho đầu ra (lúc bán hàng). Hành động như vậy đưa đến thất bại như trường hợp của tôi năm 2013, khi tôi đã dùng phân tích kỹ thuật để đầu cơ ngắn hạn, đánh mạo hiểm, kiếm được rất nhiều tiền nhưng khi bắt đầu sai lầm, thị trường bắt đầu đi xuống thì tôi lại bám vào phân tích cơ bản của doanh nghiệp để níu giữ niềm tin.
Hãy luôn nhớ, có thể dùng bất kỳ phương pháp nào để đầu tư hoặc đầu cơ khi bạn mua vào nhưng hãy luôn dùng đúng phương pháp đó khi bạn bán đi để tất toán một trạng thái đầu tư của mình. Chỉ có như vậy, bạn mới có một chiến thuật xuyên suốt, một sự kiểm soát tối đa cuộc chơi của mình và biết lúc nào mình đã sai để dừng lại.
Khi bạn mua vào bằng trendline, bằng Darvas box, bằng “Vai đầu vai”, bằng đếm sóng thì khi kỹ thuật cho thấy nó có dấu hiệu phá vỡ mô hình đó, hãy dùng chính phương pháp đó để chọn điểm bán ra. Đừng bao giờ cố níu kéo sai lầm bằng cách nhìn cổ phiếu về các yếu tố cơ bản. Tương tự, khi bạn mua vào bằng phân tích cơ bản, bằng dòng tiền… thì hãy dùng chính yếu tố đó để quyết định điểm ra của mình.
Đừng cố níu kéo, biện minh. Khi níu kéo mà đúng thì chỉ là sự may mắn và sự may mắn đó chỉ đến trên đầu ngón tay trong một chặng đường dài với hàng trăm ngàn lần trading của bạn.
Vì sao chúng ta lại hay níu kéo? Vì bản chất con người rất yếu đuối. Chúng ta hưng phấn, chúng ta tự tin khi kiếm được nhiều tiền, nhưng khi bắt đầu sai, chúng ta hay bao biện, tìm sự đồng cảm từ người khác. Khi thua lỗ, chúng ta thường lướt các trang mạng, facebook, f319 để tìm các nhận định, phân tích của người khác. Chúng ta mù quáng và không còn biết thông tin đến với mình là đúng hay sai nữa, chỉ tìm đến thông tin như người chết đuối vớ được cái cọc. Và sai lầm lại tiếp tục được nuôi dưỡng, tài khoản càng ngày càng bị sụt giảm và đến lúc bi đát nhất phải tuyệt vọng bán đi. Rồi quay lại nghĩ rằng, tại sao mình không cắt lỗ sớm hơn?”