Mạng xã hội sẽ được tổ chức hoạt động tương tự thương mại điện tử truyền thống?
Điều này được đề cập trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử.
- 02-11-2020Điều kiện, cách tính hưởng chế độ khi sinh con năm 2021
- 02-11-2020Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Không cho phép thủy điện dùng dù chỉ 1m2 đất rừng tự nhiên
- 02-11-2020Xuất khẩu 44 tỷ USD điện thoại và linh kiện Made in Vietnam trong 10 tháng, nhưng chủ lực lại là mặt hàng khác
Kết quả khảo sát của Bộ Công Thương năm nay cho thấy mạng xã hội tiếp tục là kênh tiếp thị phổ biến nhất của các doanh nghiệp. Đồng thời, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá bán hàng qua mạng xã hội đạt hiệu quả cao là 45%, trong khi tỷ lệ này đối với bán hàng qua website là 32% và qua ứng dụng di động là 22%.
Với mục tiêu thiết lập cơ sở pháp lý đầy đủ cho TMĐT trên mạng xã hội hoạt động với định hướng tạo sân chơi công bằng, bình đẳng giữa các phương thức hoạt động TMĐT dù trong lãnh thổ Việt Nam hay xuyên biên giới; hạn chế hoạt động buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường mạng, Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung các hình thức hoạt động của sàn giao dịch TMĐT, theo đó khoản 2 Điều 35 đã bổ sung mạng xã hội có các đặc tính như sàn giao dịch TMĐT thì thực hiện theo quy định về sàn giao dịch TMĐT.
Sách trắng TMĐT 2019 cho thấy, trong xu hướng chung về hội tụ công nghệ, các mạng xã hội đã và đang được bổ sung nhiều tính năng hoạt động như sàn giao dịch TMĐT theo quy định của Nghị định 52.
Theo báo cáo của Nielsen và Demand Institute công bố năm 2017 Mặc dù giao dịch qua mạng xã hội rất đa dạng, các hoạt động này có nhiều điểm tương đồng với các phương thức TMĐT truyền thống như tiếp thị, bán hàng thông qua trang cá nhân, chuyên trang (fanpage - tương tự như website bán hàng), hoặc trên chợ (marketplace, shop... - tương ứng với sàn giao dịch TMĐT) được tích hợp trong tính năng của mạng xã hội.
Hiện các hoạt động TMĐT của mạng xã hội đã bước đầu được quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 52 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Tuy nhiên, để đảm bảo (i) tính rõ ràng, minh bạch, thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TMĐT (và về quản lý mạng xã hội cũng đang được đề nghị xây dựng trình Chính phủ); và (ii) quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước của các chủ thể hoạt động TMĐT với bản chất tương đồng nhau, có xét đến các đặc thù riêng của mạng xã hội;(iii) đồng thời tạo môi trường kinh doanh ổn định, cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật, việc bổ sung, làm rõ các quy định về hoạt động TMĐT của mạng xã hội tại Nghị định là cần thiết.