"Mánh" thành công của Elon Musk: Thắng lớn nhờ thua nhỏ
Theo Musk, con người chỉ thay đổi khuôn mẫu nhận thức vốn có khi họ phải chịu áp lực khủng khiếp.
- 26-04-2016Công ty Trung Quốc này có gì mà dám tuyên bố Apple đã lỗi thời, đặt mục tiêu đánh bại Tesla?
- 13-04-2016Tesla đang một lần nữa gợi lại bóng ma Nokia ngày nào
- 07-04-2016Quả bom khủng hoảng dầu mỏ mới sắp nổ và kẻ châm ngòi chính là Tesla
Giám đốc điều hành hãng Tesla – Elon Musk nổi tiếng là người kéo tương lai đến gần với hiện tại. Nhưng theo một cách nào đó, anh luôn làm việc chậm trễ. Một số người gọi đó là quản lý thời gian thất bại, nhưng đúng hơn sự chậm trễ đó lại chính là một chiến lược kinh doanh có tên “Học thuyết của Musk”.
Theo Musk, con người chỉ thay đổi khuôn mẫu nhận thức vốn có khi họ phải chịu áp lực khủng khiếp, bởi vậy điểm mấu chốt là hãy khiến cho bản thân phải chịu một áp lực khủng khiếp, tức là người ngoài nhìn vào sẽ nói rằng hoàn thành trước deadline sẽ là điều không thể. Nguyên tắc này cũng giải thích vì sao Musk không bao giờ ra mắt sản phẩm đúng hạn nhưng không ai có đủ khả năng để đuổi kịp anh, và những sản phẩm của Musk khiến mọi người "phát điên".
Tuần trước, Musk đã thể hiện chiến lược thắng trên bại khi đưa ra thời điểm bán ra sớm 1 cách kinh ngạc cho đứa con cưng Model 3 của dòng ô tô điện Tesla: 1/7/2017. Nhưng vị CEO cũng không quên bổ sung: "Cũng không hẳn là như vậy".
Anh cho biết “Cho đến thời điểm này, liệu chúng tôi có đủ khả năng để đạt khối lượng sản xuất đúng hạn vào ngày 1/7 năm tới. Tất nhiên là không. Nhưng chúng tôi tự tin đạt khối lượng sản xuất chiếc Model 3 vào cuối năm 2017, và thời hạn đặt ra là để "dí chân" tất cả những người trong cuộc lẫn ngoài cuộc vào lửa.”
Trò bịp bợm trắng trợn
Điều gì khiến trò bịp bợm về deadline của Musk trở nên khác người? Đó chính là việc anh đã công khai chúng và để cho các nhà đầu tư là người giám sát tiến trình công việc. Hãy nghe những gì anh nói tuần trước về lộ trình tham vọng nhất trong lịch sử sản xuất xe ô tô.
Anh dự kiến tăng số lượng xe sản xuất từ 50.000 chiếc xe điện lên 500.000 chiếc cho đến năm 2018 – còn sớm hơn mốc 2020 đã được đưa ra trước đó và bị Wall Street bỏ ngoài tai vì 90% Tesla không thể làm được điều đó. Và “năm 2018” thì sao? “Điều đó thật không tưởng. Các nhà đầu tư đang cảm thấy vọng.” Chuyên gia phân tích tại UBS AG cho biết.
Một số người thậm chí còn cho rằng chiến lược của Musk không phải là vấn đề kích thích tâm lý mà là vấn đề tài chính. Ryan Brinkman thuộc JPMorgan Chase & Co nhận định mục tiêu 2018 có thể chính là lý do hoàn hảo để tăng vốn cổ phần.
Nhưng Tesla không cần tăng vốn. Tesla đã nhận 400.000 khoản đặt cọc (có thể hoàn lại) với 1.000 USD/khoản cho dòng Model 3. Điều đó cho thấy cầu cho dòng xe này nhiều khủng khiếp và chưa từng thấy trong lịch sử. Nếu có lý do gì cho mục tiêu 2018, đó chỉ là đòn tâm lý khiến giới đầu tư lo lắng hơn.
“Chúng tôi đều đang đặt cho mình những mục tiêu khó nhằn. Nhưng Tesla đang tăng cường kêu gọi các nhà đầu tư tham gia vào một cuộc chạy đua chưa từng có trong ngành sản xuất ô tô. Trò chơi đó đem lạị cả chất kích thích lẫn rủi ro chết người.” Joseph Spak – chuyên gia phân tích tại RBC cho hay.
Đối với các công ty phân phối, con số “2018” không có nghĩa lý gì. Thường thường, họ ưa thích thực hiện vượt chỉ tiêu hơn là trì hoãn. Nhưng thay vào đó, Musk một lần nữa đặt tương lai về gần với hiện tại.
Cách duy nhất để thời hạn mới có ý nghĩa là áp dụng Học thuyết của Musk. Cứ coi như Musk sẽ phải làm việc kề cận với rủi ro để bắt kịp thời hạn bất khả thi. Nếu mục tiêu 2020 đi đúng lộ trình, điều đó có nghĩa là công nhân sẽ làm việc chăm chỉ hơn, và do đó kỳ vọng công nhân đặt vào chiếc xe sẽ giúp cho công việc đạt chất lượng cao hơn. Đó là cách Musk làm. Anh dự kiến bán ra 1 triệu chiếc ô tô điện hàng năm từ giờ cho đến năm 2020.
Ván bài rủi ro
Ván bài nào cũng đi kèm với rủi ro. Một mặt rủi ro giúp duy trì tinh thần trách nhiệm giữa những người làm, mặt khác nó cũng tạo áp lực, dồn nén họ nghỉ việc nếu công ty không đáp ứng đủ nhu cầu của nhân viên. Hai trong số những giám đốc điều hành sản xuất cấp cao của Tesla đang trong quá trình nghỉ việc ngay trước đợt quảng cáo lớn nhất của Model 3. Trong khi miêu tả về thời gian gấp rút để hoàn thiện Model 3, Musk nói với giọng châm biếm: “Nếu bạn biết cảnh mang thai 9 tháng 10 ngày như thế nào, thì bạn cũng biết quá trình chúng tôi sản xuất một tác phẩm công nghệ trong 9 tháng như thế nào.”
Nhưng thị trường tỏ ra bi quan. Thông thường khi một công ty rút ngắn thời hạn tung ra sản phẩm mới, giá cổ phiếu sẽ tăng. Nhưng sau khi Tesla tuyên bố thời hạn “2018”, cổ phiếu hãng này sụt giảm. Theo giới phân tích, thời hạn 2018 tiềm ẩn rủi ro thất bại mới, theo đó công ty này thậm chí sẽ phải huy động thêm nguồn vốn bổ sung để đi đến đúng hạn.
Thời hạn mới và cả thời hạn 2020 đều giống một trò khôi hài. Mặc dù cổ phiếu Tesla đã giảm, nhưng các nhà phân tích và cả những người đam mê ô tô hầu hết đều tăng khối lượng ô tô sản xuất dự kiến lên cao hơn cả con số mà Musk đưa ra. Trong cùng báo cáo của Joseph Spak cảnh báo về rủi ro của Tesla, ông thậm chí còn tăng gần gấp đôi con số dự kiến của Tesla trong năm 2020 lên 620.000 chiếc.
Có thể, Học thuyết của Musk đã có tác dụng. Mặc dù gần như chắc chắn Musk sẽ không thể đạt được cột mốc 2018 và đang đặt số phận của nhà đầu tư và người mua xe vào tình cảnh quá đỗi rủi ro, anh đã nâng kỳ vọng của tất cả mọi người lên một mức hoàn toàn mới. Điều từng được coi là không thể đối với Tesla nói riêng và thị trường ô tô điện nói chung giờ đây lại được coi là có thể.