Mark Zuckerberg bị các nghị sĩ hỏi xoáy vì chiến lược "mua để diệt" của Facebook
Theo những tài liệu này, Zuckerberg đã lợi dụng sức mạnh của Facebook trên thị trường và thâu tóm Instagram bởi vì lo ngại công ty đang tăng trưởng nhanh chóng này sẽ lấy mất người dùng từ tay Facebook.
- 22-12-2019Từ Instagram tới TikTok: Mạng xã hội biến đổi thế nào trong 10 năm qua?
- 11-11-2019‘Mỏ vàng’ Instagram: Người thường chỉ nhìn thấy sắt vụn, người ‘không bình thường’ trở thành triệu phú, khác nhau ở cách đăng bài!
- 20-10-2019Người nổi tiếng kiếm được bao nhiêu tiền từ việc đăng bài trên Instagram?
Trước khi CEO Mark Zuckerberg của Facebook ký vào thỏa thuận thâu tóm Instagram, ông đã đề xuất ý tưởng này với nhà đồng sáng lập Kevin Systrom của startup chia sẻ ảnh nổi đình nổi đám. Tuy nhiên Systrom không quan tâm tới ý tưởng này và đã hỏi 1 thành viên hội đồng quản trị Facebook rằng "liệu có phải Zuckerberg sẽ "bật chế độ hủy diệt" nếu tôi nói không?"
"Có thể", Matt Cohler, nhà đầu tư mạo hiểm là một trong những nhân viên đầu tiên của Facebook, trả lời. Cohler còn bổ sung thêm rằng Facebook luôn sẵn sàng "bật chế độ hủy diệt", thâu tóm bất kỳ đối thủ nào cạnh tranh với họ.
Nội dung nói trên là một trong vài tài liệu mà Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ có được và sẽ sử dụng để làm bằng chứng buộc tội Facebook vi phạm luật chống độc quyền. Theo những tài liệu này, Zuckerberg đã lợi dụng sức mạnh của Facebook trên thị trường và thâu tóm Instagram bởi vì lo ngại công ty đang tăng trưởng nhanh chóng này sẽ lấy mất người dùng từ tay Facebook.
Tại phiên điều trần ngày hôm qua (29/7), nghị sĩ Jerrold Nadler cho rằng thương vụ Facebook chi 715 triệu USD thâu tóm Instagram năm 2012 "chính xác là 1 vụ thâu tóm chống cạnh tranh mà luật chống độc quyền muốn ngăn chặn". Sau khi ông chủ Facebook nhắc lại rằng vụ thâu tóm này hợp pháp vì đã được Ủy ban thương mại liên bang (FTC) thông qua, nghị sĩ David Cicilline khẳng định thất bại của FTC năm 2012 không có liên quan gì đến chuyện Facebook đã phạm luật hay không.
Zuckerberg không phủ nhận Facebook thâu tóm Instagram một phần bởi vì nếu làm như vậy Facebook sẽ bớt đi 1 đối thủ cạnh tranh trong mảng chia sẻ ảnh. Ông cũng khẳng định WhatsApp - ứng dụng nhắn tin mà Facebook thâu tóm năm 2014 – cũng là 1 đối thủ. Những tài liệu mà các nghị sĩ đưa ra khiến ông có rất ít sự lựa chọn. Theo các email trao đổi với CFO của Facebook từ năm 2012, Zuckerberg muốn thâu tóm Instagram để có thêm 1-2 năm cho việc hợp nhất các tính năng của Instagram, cho phép Facebook đi đầu mảng chia sẻ ảnh trước khi bất kỳ đối thủ nào có thể đạt được quy mô tương tự.
Ông chủ Facebook thừa nhận rằng ở thời điểm đó Facebook cũng đang xây dựng 1 ứng dụng nhái theo Instagram, có tên là Facebook Camera. Nghị sĩ Pramila Jayapal hỏi Zuckerberg có từng đe dọa Instagram hay các đối thủ khác cung cấp dịch vụ tương tự hay không. Nhưng Zuckerberg nói rằng ông không coi những trao đổi như trên là lời đe dọa.
Ở thời điểm bị Facebook thâu tóm, Instagram có 13 nhân viên, chưa có doanh thu nhưng đang trên đà trở thành mạng xã hội chia sẻ ảnh đình đám, vượt qua các đối thủ khác với mạng lưới người dùng hùng hậu. 6 năm sau khi về với Facebook, Instagram đã cán mốc 1 tỷ người dùng. Ngày nay ứng dụng này đóng góp hơn 20 tỷ USD doanh thu hàng năm cho Facebook.
Sự thành công của thương vụ thâu tóm Instagram – và đặc biệt là lời khẳng định Instagram được phép hoạt động độc lập trong lòng Facebook – là một trong những lý do để Facebook có thể thuyết phục thành công WhatsApp gia nhập "ngôi nhà chung" năm 2014, với giá 22 tỷ USD. Tuy nhiên có một số cáo buộc cho rằng Instagram vẫn bị kìm kẹp, giới hạn các nguồn lực và bị ép phải hòa nhập với Facebook một cách miễn cưỡng.
Trước các nghị sĩ, Zuckerberg khẳng định: "WhatsApp vừa là đối thủ cạnh tranh, vừa là phần bù cho những gì Facebook còn thiếu". "Họ cạnh tranh với chúng tôi trong mảng ứng dụng nhắn tin – vốn là mảng rất quan trọng". Tuy nhiên ông lại phủ nhận quan điểm cho rằng Facebook đang thống trị thị trường. "Trên nhiều lĩnh vực chúng tôi đang bị bỏ lại phía sau. Ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất ở Mỹ là iMessage. Ứng dụng mạng xã hội tăng trưởng nhanh nhất là TikTok. Ứng dụng video nổi tiếng nhất là YouTube. Nền tảng quảng cáo tăng trưởng nhanh nhất là Amazon, còn nền tảng lớn nhất là Google. Và trong mỗi 1 USD được chi cho quảng cáo ở Mỹ, chưa đến 10 cent được chi cho chúng tôi".
Tham khảo Bloomberg