Mark Zuckerberg – Gã độc tài của “quốc gia” Facebook
Trong cuộc nói chuyện với hãng tin CNBC ngày 27/5, ông Peter Sunde – đồng sáng lập website chia sẻ nổi tiếng The Pirate Bay – cho rằng ông chủ Facebook là nhà độc tài của “đất nước lớn nhất thế giới”.
- 04-05-2016Đây là cách mà Facebook mãi mãi nằm dưới quyền kiểm soát của Mark Zuckerberg
- 01-05-2016Mark Zuckerberg nhận lương 1 USD mỗi năm
Peter Sunde là người thuộc phe cánh tả và được biết tới nhờ việc đồng sáng lập lên một trong những trang web chia sẻ dữ liệu lớn nhất thế giới – The Pirate Bay. Tuy nhiên, chính điều này đã khiến ông phải vào tù 5 tháng bởi vấn đề vi phạm bản quyền. Những người sáng lập cũng phải chịu cảnh ngộ tương tự với ông.
Ông Sunde cho rằng chúng ta đã mất đi quyền “dân chủ trực tuyến” và lên án Facebook bởi họ đang tập trung mọi quyền lực của cộng đồng mạng. Dân công nghệ có rất nhiều trách nhiệm trong việc này nhưng họ hầu như chẳng để tâm tới. Facebook đang là “quốc gia” lớn nhất thế giới và được điều hành bởi một kẻ độc tài. Đó chính là Mark Zuckerberg – người đặt ra mọi luật lệ cho mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay.
Gần như tất cả mọi người đều đang liên quan đến Facebook. Ông Sunde cho biết ông không sử dụng Facebook nhưng ông phải thừa nhận rằng mạng xã hội này có những điều mà thế giới thực không có. Người dùng gửi lời mời trên Facebook, cập nhật thông tin với bạn bè trên Facebook, vv.. Dường như bạn sẽ không có ai để nói chuyện cùng nếu không chịu online. Vì vậy, mạng xã hội với khoảng 1,6 tỷ người dùng này thực sự ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Để củng cố cho quan điểm của mình, ông Sunde lấy ví dụ về việc Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bị nghe trộm trong cuộc họp với chính Zuckerberg tại Liên Hợp Quốc. Nếu các nhà chính trị tỏ ra cứng rắn hơn và thực sự tin rằng họ có thể thay đổi Facebook nhưng nếu mạng xã hội này từ chối với những quy định quốc gia, liệu họ sẽ bị đóng cửa? Ông Sunde cho rằng chúng ta đã kiểm duyệt nhiều thứ, tại sao lại không làm vậy với Facebook?
Ông cũng chỉ trích giới công nghệ toàn cầu đã không có quan điểm rõ ràng về việc này. Chính sách người dùng của Facebook yêu cầu người dùng phải sử dụng tên thật. Tại một vài quốc gia, chính sách này đã khiến nhiều người bị khủng bố và các phong trào chính trị không thể hoạt động dễ dàng.
Peter Sunde chỉ trích Mark Zuckerberg là một người không hiểu gì về sự khác biệt văn hóa bởi 2 lý do. Thứ nhất, vị tỷ phú người mỹ là người da trắng được sinh ra và lớn lên không thiếu thốn điều gì. Thứ hai, chính sách sử dụng tên thật giúp ông kiếm tiền.
Tuy nhiên, Facebook vẫn đang tìm cách để trấn an người dùng về quyền riêng tư của họ. Năm 2015, mạng xã hội này đã đưa ra một chính sách riêng tư mới để giúp người dùng chỉnh sửa quyền riêng tư bài viết của họ. Bên cạnh đó, ứng dụng thuộc quyền sở hữu của Facebook là WhatsApp mới đây đã được mã hóa đầy đủ.
Ông Zuckerberg cũng đã có những suy nghĩ riêng của mình về vấn đề này. Trong cuộc đối đầu gần đây giữa Apple và FBI về việc mở khóa 1 chiếc iPhone nhằm phục vụ cho một cuộc điều tra tội phạm, Apple đã từ chối giúp đỡ chính quyền và vị lãnh đạo của Facebook tỏ ra thông cảm với quyết định này.
Hiện nay, Facebook đang làm việc để giúp người dùng có thể tùy chỉnh các ứng dụng và mang tới cho họ quyền kiểm soát cao hơn.
Người đồng hành