Market Watch: Người Việt giàu nhanh nhất thế giới
Theo báo cáo Wealth Report của Knight Frank, ở Việt Nam có ít nhất 200 người có tài sản có thể đầu tư đạt ít nhất 30 triệu USD.
- 03-04-2017Bên trong “hầm trốn tận thế” của giới siêu giàu
- 06-03-2017Nhiều tỷ phú siêu giàu thế giới "đau đầu" chuẩn bị kế hoạch... chết
- 23-12-2016Đổi tiền lấy quốc tịch thứ 2 - Mốt mới của giới siêu giàu
Theo tờ MarketWatch, nhờ nổi lên là 1 trung tâm sản xuất tầm cỡ toàn cầu, Việt Nam đã trở thành nước dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng của cải trong 10 năm trở lại đây.
Tờ báo dẫn báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường New World Health cho biết tốc độ tăng trưởng của cải ở Việt Nam đạt 210% trong giai đoạn từ 2007 đến 2017, đồng thời được dự báo sẽ tăng thêm 200% trong 10 năm sắp tới.
Động lực lớn nhất của đà tăng trưởng là số lượng các cá nhân có giá trị tài sản ròng siêu cao (UHNW – ultra high net worth) ở Việt Nam đã tăng vọt. Nhóm này được định nghĩa là những người có tài sản có thể đầu tư (investable asset) đạt ít nhất 30 triệu USD, không bao gồm tài sản cá nhân và những thứ như nơi ở chính hay bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật... Theo báo cáo Wealth Report của Knight Frank, có ít nhất 200 người như vậy đang sống ở Việt Nam.
Việt Nam cũng đang nhanh chóng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với người nước ngoài. Đà Nẵng vừa lần đầu tiên lọt top 10 điểm đến tốt nhất để sinh sống ở nước ngoài do International Living bình chọn.
Các chuyên gia phân tích cho rằng chi phí nhân công thấp nhưng lực lượng lao động lại có tay nghề cao chính là chìa khóa đưa Việt Nam lên vị trí hàng đầu trong chuỗi cung ứng ở khu vực Đông Nam Á, khiến lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng vọt.
Theo bảng xếp hạng này Việt Nam đã vượt qua cả Trung Quốc. Số lượng người siêu giàu ở Trung Quốc tăng trưởng 198% trong cùng kỳ.
Ngược lại, Venezuela là nước đứng đầu bảng xếp hạng những nước có số lượng người siêu giàu sụt giảm mạnh nhất (48%). Có khá nhiều nước châu Âu trong danh sách này như Hy Lạp (37%), Italy (19%) và Tây Ban Nha (195). Nguyên nhân khá dễ hiểu khi các nước này đã trải qua cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng năm 2008.