Marketer sinh năm 1995, mong lương 45 triệu, 4/5 sếp đều lắc đầu sau khi nghe ứng viên kể khổ phải ‘hầu’ khách hàng
Phạm Lâm Duy Anh, 27 tuổi, tốt nghiệp cao đẳng, chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp, thuộc ĐH Tài chính – Marketing. Duy Anh đặt mục tiêu 3 năm sau sẽ trở thành CMO để được trao quyền, lý do là anh từng làm agency, chỉ có một video mà phải duyệt từ phó phòng, trưởng phòng, giám đốc marketing, đến chủ tịch HĐQT cũng duyệt luôn…
- 26-11-2022Giấc ngủ đặc biệt giúp Ronaldo đảo ngược lão hóa, thể lực vượt trội ở tuổi U40
- 26-11-20222 cựu tuyển thủ tham gia bình luận World Cup 2022: Từng là trụ cột của bóng đá nữ Việt Nam
- 26-11-2022Từ "ông bầu" quyền lực Vbiz đến lao đao vì nợ nần, cuộc sống hiện tại của nghệ sĩ Phước Sang ra sao?
- 26-11-2022Tuổi 36 của “quý ông sân cỏ” Olivier Giroud: đẹp trai lịch lãm chẳng kém David Bechkham, sở hữu những danh hiệu danh giá nhất đời cầu thủ, chỉ còn cách kỉ lục đúng 1 bàn thắng
- 26-11-2022Mùa World Cup khiến món gà rán "cháy hàng" ở Hàn Quốc vì lượng đặt gấp 3 ngày thường
Xuất hiện trong tập 14 “Cơ Hội Cho Ai? – Whose Chance?”, Phạm Lâm Duy Anh, 27 tuổi, đến từ TPHCM, thể hiện là một chàng trai đầy tham vọng.
Tốt nghiệp cao đẳng, chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp, thuộc ĐH Tài chính – Marketing, Duy Anh có 10 năm kinh nghiệm làm việc tại các acency lớn trong lĩnh vực Marketing cho nhiều ngành hàng từ Tiêu dùng nhanh, Ăn uống, Bất động sản, ở nhiều vai trò như: Sáng tạo nội dung, truyền thông, quản trị khủng hoảng.
Duy Anh cho hay, tại một doanh nghiệp về ăn uống mà anh từng cộng tác trước đây, sau thời gian dài đóng cửa vì dịch, thì từ tháng 10/2021 đến hết tháng 12/2021, tức chỉ sau 3 tháng kể từ lúc các chỉ thị liên quan đến giãn cách xã hội ở TPHCM được dỡ bỏ, nam ứng viên đã hoàn thành KPI của trọn năm, bất kể F&B là ngành hàng được đánh giá phục hồi khá chậm.
Mặc dù có tần suất nhảy việc nhiều và thời gian cộng tác tại các doanh nghiệp ngắn, Duy Anh vẫn được các sếp chọn để vào vòng trong. Ứng viên sinh năm 1995 bày tỏ mong muốn trong 3 năm nữa có thể trở thành Giám đốc Marketing, hoặc CMO.
“Vì sao em muốn vị trí đó, bởi chỉ khi ở những vị trí này, em mới được “empower”, trao quyền hoàn toàn 100%. Ngoài ra, đến năm 45 tuổi, em mong bản thân có thể tự do tài chính. Em không nghỉ hưu sớm, nhưng muốn tự do tài chính để có tiền để đầu tư cho dự án của các bạn trẻ”, Duy Anh nói.
Sếp Quyền hỏi tiếp: “2 hành vi nào bản thân em thấy cần phải thay đổi vì nó làm giảm hiệu suất làm việc?”.
Duy Anh chia sẻ anh cần tập thói quen tập trung hơn và phải giảm cân để đảm bảo sức khỏe trong công việc, cũng như ngoại hình để đi giao tế.
Sếp Quyền lắc đầu và bày tỏ muốn hỏi sâu hơn vào ý trước đó về lý do Duy Anh muốn được trao quyền, toàn quyền trong các dự án.
Chàng trai 10 năm kinh nghiệm tron ngành Marketing bộc bạch: “Em đã từng làm acency và em rất nhức đầu, kiểu như chỉ có một cái video mà phải duyệt từ phó phòng, trưởng phòng, giám đốc marketing, đến chủ tịch HĐQT cũng duyệt cái video đó luôn. Điểu này làm hiệu suất công việc của nguyên bộ phận đó đi xuống luôn. Trao quyền với em là cấp lãnh đạo phải tin tưởng cấp dưới của mình, đưa ra những KPI thật cụ thể".
“Đương nhiên, chúng ta cần phải có người giữ cửa ở những chốt chặng quan trọng. Nếu được lựa chọn giữa một người quản lý toàn quyền và một người quản lý chuyên nghiệp, thì em sẽ chọn em là một người quản lý chuyên nghiệp”.
4/5 sếp lắc đầu vì bệnh "ám ảnh quyền lực"
“Xâu chuỗi tất cả những gì em nói, thì tất cả tập trung ở chữ quyền. Thứ nhất, em không thích làm việc ở những nơi mà như em nói là có yếu tố chính trị, là liên quan đến quyền. Em thích chuyển qua làm Marketing vì thấy nó oai cũng là quyền. Thứ ba, em muốn làm dự án nào đó mà em được toàn quyền, thì đó cũng là quyền” , Sếp Quyền nhận xét.
"Có thể ở đây em đang bị ám ảnh quyền lực. Tụi anh ở đây càng lên cao càng muốn giao quyền. Tụi anh muốn tụi anh không ở tổ chức mà tổ chức vẫn phải hoạt động, vẫn tạo ra kết quả. Nên anh có lởi khuyên là em đừng quan tâm việc có quyền hay không quyền, vì em đã chọn cho mình hình ảnh người quản lý chuyên nghiệp, thì việc của em là phải chọn cho mình một môi trường mà mình có thể thích ứng, tỏa sáng, chinh phục tất cả các mục tiêu”.
Kết thúc vòng Chinh phục, Duy Anh chỉ nhận được vỏn vẹn 1 đèn xanh từ Sếp Thuấn. Theo quy định của chương trình, nam ứng viên không đủ điều điểu kiện để bước tiếp vào vòng cuối cùng – Cơ hội cho ai.
Trước khi ra về, nam ứng viên sinh năm 1995 nhận được lời mời làm việc từ Sếp Thuấn sau chương trình: “ Anh đánh giá cao tinh thần ham học hỏi của em. Tuy nhiên, định hướng của em cũng chưa được rõ ràng. Anh đang dự tính đưa em vào trưởng nhóm Marketing khu vực miền Nam, phụ trách một hệ thống phân phối công nghệ”.
Mức lương kỳ vọng của Duy Anh được hé lộ sau đó là 45 triệu đồng – một mức mà MC Thành Trung nhận định là “không hề thấp”.
Sếp Thuấn là một vị sếp chịu chi để câu nhân tài về với Bảo Ngọc. Xuyên suốt 14 tập “Cơ hội cho ai”, sếp Thuấn đã chốt offer với 4 ứng viên, trong đó, các vị trí trưởng – phó phòng được chốt lương trên truyền hình có mức cao nhất là 36.000.000 đồng.
Nhịp sống thị trường